Chuyển đổi số

Chuyển đổi số nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm nông nghiệp, du lịch ở Hà Tĩnh

DNVN - Chuyển đổi số là xu hướng toàn cầu, tiến hành nông nghiệp thông minh là tất yếu trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp ngày nay. Vì thế, nên cần đầu tư nhiều hơn và tốt hơn về công nghệ, phần mềm để tăng hiệu quả quản lý, sản xuất trong tương lai.

Tổng cục Thuế vẫn đang xem xét lựa chọn nhà thầu quản lý hóa đơn điện tử / Thực hiện TTHC trực tuyến: Trả kết quả còn phụ thuộc quá nhiều vào bản giấy

Chuyển đổi số để phát triển

Tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệtChương trình chuyển đổi số quốc giađến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Thực hiện chuyển đổi số quốc gia một cách toàn diện để phát triển kinh tế số, xã hội số. Để bắt nhịp công cuộc chuyển đổi số hiệu quả và chất lượng đúng với tinh thần của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Kế hoạch số 393/KH-UBND ngày 29/10/2020 về chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030,trong đó tỉnh này đã mạnh dạn xem ngành nông nghiệp là một trong 6 lĩnh vực được ưu tiên.

Tùng Ảnh, Đức Thọ làng quê NTM đáng sống

Đức Thọ - nông thôn mới đáng sống.

Trong thời gian qua, Ngành nông nghiệp Hà Tĩnh đã từng bước đưacác giải pháp chuyển đổi số và ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực, như: Ứng dụng công nghệ IOT, Big Data trong trồng trọt, thông qua các sản phẩm công nghệ số như phần mềm cho phép phân tích các dữ liệu về môi trường, loại cây và giai đoạn sinh trưởng của cây, người tiêu dùng có thể truy xuất và theo dõi các thông số này theo thời gian thực,…; Cáctrang trại chăn nuôi quy mô lớn đã đưa công nghệ IoT, Blockchain, công nghệ sinh học áp dụng rộng rãi, trong đó ngành chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ số nhiều nhất tại các trang trại hiện đại của Vinamilk; trong lâm nghiệp, ứng dụng công nghệ GIS và ảnh viễn thám để xây dựng các phần mềm phát hiện sớm và cảnh báo cháy rừng từ ảnh vệ tinh, phần mềm giám sát và phát hiện sớm mất rừng,...; trong thủy sản, cũng chuyển đổi số mạnh mẽ như việc ứng dụng công nghệ tự động hóa trong khâu chế biến thủy sản từ phân loại, hấp, đóng gói, dây chuyền sản xuất,... giúp giảm chi phí sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm thủy sản.

Tour du lịch về những làng quê nông thôn mới kiểu mẫu

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn cho rằng, với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng tỉnh đạt chuẩn Nông thôn mới, Hà Tĩnh tập trung chuyển đổi số dựa trên các lợi thế:Trong những năm qua với việc thực hiện xây dựng nông thôn mới trên toàn tỉnh, nhiều xã đã thực hiện việc xây dựng các khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu đã tạo nên những “miền quê đáng sống”, đời sống của người dân tại các vùng quê được nâng cao, nên đã có nhiều dịch vụ du lịch phát triển, giới thiệu các miền quê nhằm phát triển du lịch trãi nghiệm bền vững và thu hút được du khách trong và ngoài nước thì việc áp dụng chuyển đổi số là thực sự cần thiết để tạo nên một chuỗi du lịch giá trị bền vững với nhiều lựa chọn khác nhau cho du khách;áp dụng chuyển đổi số để định vị các địa điểm nhằm tạo hệ thống mạng lưới liên kết giữa các vùng quê với nhau, qua đó du khách có thể tìm hiểu các vùng, miền để có sựlựa chọn thích hợp nhất cho chuyến đi tham quan học hỏi và nghỉ dưỡng.

“Kẻ Gỗ là đây bao năm đợi tháng chờ”

Khu du lịch sinh thái hồ Kẻ Gỗ.

 

Bên cạnh đó,Tĩnh còn được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử văn hóa nỗi tiếng như: Hồ Kẻ Gỗ, khu du lịch Biển Thiên Cầm, khu du lịch sinh thái nước khoáng nóng Sơn Kim, khu quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, khu di tích đại thi hào Nguyễn Du, khu di tích cố Tổng Bí thư Trần Phú, khu di tích ngã 3 Đồng Lộc, nhà thờ anh hùng Lý Tự Trọng,... đây là một trong những lợi thế để phát triển nông thôn mới Hà Tĩnh gắn du lịch với tìm hiểu lịch sử. Sử dụng chuyển đổi số giới thiệu các di tích, các danh lam thắng cảnh lên các thiết bị ứng dụng để khi mọi người tìm đến Hà Tĩnh có được những hiểu biết cần thiết phục vụ cho việc lên kế hoạch các chuyến đi; Cùng với việc phát triển lợi thế về du lịch và trãi nghiệm nông thôn mới.

OCOP đỉnh cao của sản phẩm nông nghiệp

Hà Tĩnh đã thực hiện xây dựng các mô hình kinh tế phát triển như kinh tế vườn đồi, kinh tế gia trại, trang trại và qua đó xây dựng những sản phẩm lợi thế đặc trưng của mỗi vùng thông qua chương trình OCOP “mỗi xã một sản phẩm”,sau gần 3 năm triển khai, Chương trình OCOP của Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng, góp phần tạo chuyển dịch rõ nét cơ cấu kinh tế vùng nông thôn; nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình xây dựng NTM. Cụ thể, toàn tỉnh đã hình thành trên 300 ý tưởng sản phẩm và trong đó có 152 sản phẩm đánh giá phân hạng đạt 3 sao, 7 sản phẩm đạt 4 sao. Hầu hết các sản phẩm sau phân hạng đều tăng nhanh về doanh số bán hàng. Các sản phẩm trước khi tham gia OCOP đạt 341,5 tỷ đồng, sau khi tham gia OCOP (năm 2020) đạt 477 tỷ đồng. Cùng với ban hành cơ chế chính sách, Hà Tĩnh đã đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và hình thành hệ thống phân phối sản phẩm OCOP. Hiện, trên địa bàn đã có 16 cửa hàng giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP. Tỉnh đã ban hành quy chế quản lý cửa hàng để hình thành kênh tiêu thụ riêng cho sản phẩm OCOP, tránh việc lợi dụng thương hiệu OCOP để bán hàng kém chất lượng, hàng không phải OCOP. Xây dựng thương hiệu sản phẩm đã khó khăn nhưng việc quản lý thương hiệu là điều thực sự cần thiết, do đó việc áp dụng khoa học công nghệ và thực hiện chuyển đổi số nhằm áp dụng vào kênh quản lý và bán sản phẩm OCOP là hết sức cần thiết.

Ngã ba Đồng Lộc

Ngã ba Đồng Lộc.

 

Với mục tiêu đến năm 2030, chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh, đưa Hà Tĩnh trở thành 1 trong 15 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có chỉ số cao nhất về Chính phủ số, kinh tế số của cả nước; hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích, phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt cộng đồng của người dân. Tỉnh cũng xác định, việc chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp tập trung vào các nội dung: một là, phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế; hai là, tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Xây dựng mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp. Thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số; ba là,ng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp; bốn là,thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý để có các chính sách, điều hành kịp thời phát triển nông nghiệp như dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn khảng định, đểtiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn Nông thôn mới toàn diện như Quyết định của Thủ Tướng đã ban hành,vì thế nên tỉnh chúng tôi cần phải thực hiện ngay việc chuyển đổi số với ng dụng công nghệ thông tin, phần mềm để tăng hiệu quả trong phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển du lịch và cơ hội quảng bá thương hiệu trên các sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống dân sinh, sớm đưa Hà Tĩnh trở thành điểm tương lai đến không thể thiếu trong các chuyến du lịch củadu khách trong và ngoài nước.


Anh Bình
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm