Cuộc chiến giữa Vinasun và Grab: Vinasun mất cả "chì lẫn chài"
72 'thượng đế' bị nhồi trên xe khách 40 chỗ / Sau vụ bị cướp 2,22 tỷ đồng: Cấm vĩnh viễn hai phương tiện, VEC E có đứng trên pháp luật?
Theo Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TPHCM, Grab là một trong các đơn vị tham gia thí điểm Quyết định số 24 của Bộ GTVT về "Kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng" (Đề án 24).
Đại diện Grab bác lời cáo buộc không có căn cứ pháp luật của Vinasun
Ngày 29-12-2017 Bộ GTVT đã có đánh giá về việc tổng kết 2 năm thực hiện Đề án 24, từ kết quả đó, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các đơn vị cung cấp phần mềm và đơn vị vận tải đang tham gia thí điểm tiếp tục kéo dài hoạt động theo quy định tại Đề án 24.
Ngày 23-5-2018, Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 6 với ngành nghề đăng ký kinh doanh là vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt) cho Grab.
Và Grab là đơn vị vận chuyển hành khách được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cho phép theo quy định của pháp luật, trên cơ sở đề án 24 của Bộ GTVT, do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách của Grab không vi phạm pháp luật- Bản kháng nghị nhận định.
Về việc Vinasun yêu cầu Grab phải bồi thường thiệt hại số tiền gần 4,2 tỷ đồng, Viện trưởng VKSND cấp cao cho rằng, bản án sơ thẩm căn cứ vào chứng thư giám định của Công ty Giám định Cửu Long để cho rằng Vinasun bị thiệt hại do Grab gây ra là phiến diện.
Kiện Grab ra tòa, Vinasun đã mất "cả chì lẫn chài"
Bản kháng nghị nêu rõ:Thực chất sự sụt giảm doanh thu lợi nhuận của Vinasun liên quan đến nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như năng lực quản trị doanh nghiệp của Vinasun, chính sách pháp luật của nhà nước, tình hình thị trường, sự cạnh tranh của nhiều loại hình phương tiện kinh doanh vận tải hành khách khác, sự thay đổi nhu cầu của khách hàng..., nhưng chưa được đề cập đến trong kết luận giám định.
Vì vậy Vinasun yêu cầu Grab bồi thường thiệt hại là hoàn toàn không có căn cứ pháp luật. Hoạt động kinh doanh của Grab là hợp pháp, doanh thu và lợi nhuận của Vinasun nếu có bị sụt giảm là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra.
Hoạt động của Grab và Vinasun chính là vận chuyển hành khách, đối tượng phục vụ là hành khách. Vì vậy yếu tố đóng vai trò quyết định đến doanh thu và lợi nhuận của cả Grab và Vinasun là chất lượng dịch vụ và sự lựa chọn của người tiêu dùng.
Doanh thu sụt giảm của Vinasun (nếu có) có phần là do người tiêu dùng đã lựa chọn Grab vì sự ưu thế của nó so với Vinasun cũng như các hãng taxi truyền thống khác.
Theo văn bản ngày 21-7-2017 của Bộ GTVT, thì tính đến thời điểm tháng 5-2017 Bộ GTVT đã cho phép 9 đơn vị tham gia đề án 24 cùng rất nhiều hãng taxi và các phương tiện khác cạnh tranh với Vinasun trong lĩnh vực vận tải hành khách.
Vậy vì sao Vinasun lại chỉ khởi kiện mỗi Grab?
Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TPHCM nhận định : Sự tồn tại của Grab là phù hợp với xu hướng phát triển của nước ta hiện nay, trong những năm tới và về lâu dài. Bởi giúp người tiêu dùng được tiếp cận một sản phẩm hoàn toàn mới, không chỉ giá cước rẻ hơn mà còn chất lượng dịch vụ tốt hơn, phá thế độc quyền của taxi truyền thống.
Quy luật của nền kinh tế thị trường, ai không thích nghi được tất yếu sẽ bị đào thải. Bản thân Vinasun cũng cần phải ứng dụng công nghệ mới như Grab đang làm để thay đổi, làm mới, thu hút người tiêu dùng đến với mình, nâng cao chất lượng phục vụ, cải thiện dịch vụ, áp dụng công nghệ mới, giảm chi phí quản lý, giảm giá thành, tạo điều kiện cạnh tranh trên thị trường.
Quyết định số 24 ban hành kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng, mà đơn vị thí điểm quyết định này áp dụng bao gồm Grab và các doanh nghiệp, HTX vận tải có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng được cấp tại các tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm.
Vì vậy, nếu có vấn đề gì xảy ra thì Grab phải chịu trách nhiệm và có nghĩa vụ với cơ quan quản lý nhà nước chứ không phải với Vinasun. Grab không có lỗi nên không có cơ sở để buộc Grab phải chịu trách nhiệm trước Vinasun trước đề án thí điểm.
Viện trưởng VKSND cấp cao tại TP.HCM nhận định, việc Viện trưởng Viện KSND TP HCM ra kháng nghị phúc thẩm, cho rằng Grab có hành vi vi phạm pháp luật, đây là nhận định không có cơ sở pháp luật, chưa đánh giá đúng bản chất hoạt động kinh doanh của Grab.
Viện trưởng VKSND cấp cao tại TP.HCM bổ sung quyết định kháng nghị phúc thẩm ngày 14-1-2019 của Viện trưởng VKSND TP.HCM, đề nghị TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử theo hướng sửa bản án sơ thẩm, không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun.
Ngày 28-12-2018, TAND TP.HCM đã tuyên chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Vinasun, buộc Grab phải bồi thường cho Vinasun 4,8 tỉ đồng. Viện trưởng VKSND TP.HCM đã ra kháng nghị phúc thẩm cho rằng Grab có hành vi vi phạm pháp luật nhưng Vinasun không chứng minh được thiệt hại giảm sút về lợi nhuận chỉ có duy nhất do hành vi trái pháp luật của Grab gây ra. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo