Đà Lạt trở thành thành phố sáng tạo âm nhạc đầu tiên của Việt Nam
Đà Lạt tham vấn chuyên gia để ứng cử mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO / TS Phạm S: Đà Lạt là “kho báu” khơi nguồn cảm xúc sáng tạo
Ngày 31/10, UNESCO đã công bố danh sách 55 thành phố tham gia Mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN), theo sự phê chuẩn của Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay.
Đà Lạt chính thức gia nhập Mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO là tâm huyết của nhiều người.
Các thành phố mới được công nhận vì đã cam kết mạnh mẽ trong việc khai thác văn hóa và sáng tạo như một phần của chiến lược phát triển, đồng thời thể hiện các thực tiễn đổi mới trong quy hoạch đô thị lấy con người làm trung tâm.
Với những bổ sung mới nhất, mạng lưới hiện nay có 350 thành phố ở hơn 100 quốc gia, đại diện cho 7 lĩnh vực sáng tạo: thủ công và nghệ thuật dân gian, thiết kế, phim, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông và âm nhạc.
Là 1 trong 55 thành phố vừa được UNESCO phê chuẩn gia nhập UCCN, Đà Lạt (Lâm Đồng) đã trở thành thành phố sáng tạo âm nhạc đầu tiên của Việt Nam.
Dự kiến quyết định phê chuẩn chính thức của UNESCO sẽ được trao cho Đà Lạt vào cuối năm nay, nhân dịp thành phố kỷ niệm 130 năm hình thành và phát triển (1893 – 2023).
Ông Đặng Quang Tú – Chủ tịch UBND TP Đà Lạt "nhấn nút" nộp hồ sơ đến UNESCO.
Cuối tháng 6 vừa qua, ông Đặng Quang Tú – Chủ tịch UBND TP Đà Lạt, đã thay mặt cho hơn 232.400 người dân thành phố, ký thư đề nghị gửi UNESCO cùng hồ sơ ứng cử Đà Lạt gia nhập UCCN.
Trước đó, từ năm 2021, Đà Lạt đã bắt đầu quá trình đánh giá tiền khả thi và triển khai tham vấn ý kiến nhiều bên liên quan bao gồm các đơn vị quản lý nhà nước, đơn vị đào tạo, các chuyên gia nghiên cứu, các tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, nghệ sĩ, nhạc sĩ người thực hành sáng tạo, người kinh doanh, cộng đồng sáng tạo thuộc giới trẻ, đối tượng yếu thế để xác định lĩnh vực thành phố sẽ đăng ký tham gia.
Kết quả đánh giá đều đồng thuận chung, âm nhạc chính là lĩnh vực thành phố có quá trình hình thành, lịch sử phát triển, có khả năng kết hợp một cách hài hòa nhất các vẻ đẹp của thiên nhiên, khí hậu, cảnh sắc và cả lối sống hiền hòa, thanh lịch, nến khách của con người nơi đây, sẽ là thế mạnh mang lại nhiều tác động tích cực cho kinh tế – văn hóa – xã hội địa phương.
Với Đà Lạt, thành phố sáng tạo không đơn thuần là một danh hiệu mà còn là chiến lược phát triển với trọng tâm và ưu tiên để bảo đảm mỗi người dân đều được phát huy khả năng sáng tạo.
“Thành phố sáng tạo không đơn thuần là một danh hiệu mà còn là chiến lược phát triển với trọng tâm và ưu tiên để bảo đảm mỗi người dân đều được phát huy khả năng sáng tạo, tham gia và thụ hưởng bình đẳng, tạo nên bản sắc riêng biệt cho Đà Lạt. Đây là cơ hội để quảng bá hình ảnh vùng đất và con người Đà Lạt, đưa thương hiệu thành phố đến với toàn cầu thông qua âm nhạc”, Chủ tịch TP Đà Lạt Đặng Quang Tú nhấn mạnh.
Theo thông cáo phát đi từ UNESCO, các thành phố mới được chỉ định sẽ hợp tác với các thành viên mạng lưới để tăng cường khả năng phục hồi trước các mối đe dọa đang gia tăng như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng gia tăng, cũng như đô thị hóa nhanh chóng, với 68% dân số thế giới được dự đoán sẽ sống ở khu vực thành thị vào năm 2050. Các thành phố sáng tạo mới sẽ được mời tham gia Hội nghị thường niên UCCN 2024 với chủ đề “Đưa tuổi trẻ vào cuộc trong thập kỷ tới”, diễn ra từ 1-5/7/2024, tại Braga (Bồ Đào Nha). |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh