Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng phục vụ logistics
Đà Nẵng – Quảng Nam: Hạn hán, xâm nhập mặn sớm đe dọa sản xuất nông nghiệp / Đà Nẵng: Không quy định thêm các điều kiện tạo rào cản đối với đầu tư, kinh doanh
Như tin đã đưa, Sở Công Thương Đà Nẵng vừa công bố Quyết định của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng phê duyệt Đề án “Phát triển dịch vụ logistics TP Đà Nẵng kết nối hiệu quả với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC) giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Tàu vận tải biển quốc tế cỡ lớn cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng).
Đồng thời Đà Nẵng tập trung hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch có liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng logistics. Nghiên cứu, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ trực tiếp hoạt động logistics trên địa bàn TP.
Hàng loạt các mục tiêu quan trọng được TP đặt ra, cụ thể đến năm 2030 phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm logistics có tính hấp dẫn cao, thu hút mạnh các nhà đầu tư thích hợp nhằm hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng, bảo đảm nguồn nhân lực và kỹ năng chuyên sâu vận hành tốt hệ thống logistics năng động, làm trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trong đó cảng biển Đà Nẵng và Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là cửa ngõ giao nhận, vận chuyển với các địa phương, các quốc gia khu vực ASEAN và quốc tế.
Từ năm 2023 – 2030 đưa tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GRDP của Đà Nẵng đạt 11%-12%, tỷ lệ thuê ngoài đạt 40%-45%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 13% GRDP. Các trung tâm logistics tại Đà Nẵng đáp ứng được khoảng 55% nhu cầu dịch vụ logistics cho hàng hóa qua cảng biển, 20% hàng hóa qua đường sắt và hàng không.
Từ năm 2030 - 2050, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GRDP đạt 15%-15,5%, tỷ lệ thuê ngoài đạt 60%-65%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 11,2% GRDP. Các trung tâm logistics tại TP Đà Nẵng đáp ứng được khoảng 55% nhu cầu dịch vụ logistics cho hàng hóa qua cảng biển, 40% hàng hóa qua đường sắt và đường hàng không.
Đến năm 2050, xây dựng hệ thống logistics hiện đại có cấu trúc rõ ràng, cơ sở hạ tầng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu chất lượng dịch vụ logistics quốc tế. Khẳng định vai trò cảng cửa ngõ quốc tế của Đà Nẵng tại miền Trung, trở thành cửa ngõ chính ra biển của EWEC và là mắt xích quan trọng của hành lang vận tải châu Á - Thái Bình Dương.
Để đạt được mục tiêu trên, Đề án xác định các nhiệm vụ chủ yếu gồm: Xây dựng và triển khai các chính sách về dịch vụ logistics; Đầu tư hạ tầng logistics; Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ; Phát triển thị trường dịch vụ logistics; Đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực.
Đề án cũng cho biết Đà Nẵng sẽ thành lập Ban chỉ đạo phát triển logistics TP, tiến tới tham mưu, đề xuất Chính phủ chủ trì thành lập Tổ công tác/Ban chỉ đạo cấp vùng, cấp quốc gia (với sự tham gia của các địa phương trên EWEC) để thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh