Đà Nẵng nên mạnh dạn thí điểm và hỗ trợ các mô hình sandbox
Bệnh viện Đà Nẵng ký hợp tác nâng cao chất lượng nhân lực với Mayo Clinic / Đà Nẵng quảng bá du lịch tại Hàn Quốc
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam phát triển tích cực
Theo Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN Phạm Hồng Quất, Việt Nam hiện có hơn 1.400 tổ chức có năng lực hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó có 196 khu làm việc chung, 69 vườn ươm doanh nghiệp và 28 tổ chức thúc đẩy kinh doanh được thành lập. Gần 110 quỹ đầu tư mạo hiểm coi Việt Nam là thị trường mục tiêu hoặc đang có hoạt động tại Việt Nam, trong đó có 26 quỹ có pháp nhân Việt Nam.
Ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN (Bộ KH&CN).
Với sự hỗ trợ và thúc đẩy của Chính phủ, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) của Việt Nam có hướng phát triển tích cực. Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2022 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cho thấy Việt Nam xếp thứ 48/132 quốc gia, giữ vị trí thứ 4 ở Đông Nam Á. Theo đánh giá của Startup Blink năm 2023, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam ở vị trí 58 trên thế giới, thứ 5 khu vực Đông Nam Á.
Đối với Đà Nẵng, Bộ KH&CN ghi nhận thời gian qua đã có những bước đi phù hợp để hình thành và phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái KNĐMST. Đặc biệt, TP đã thành lập Trung tâm hỗ trợ KNĐMST thuộc Sở KH&CN; phối hợp với Bộ KH&CN xúc tiến thành lập Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia tại TP. Đồng thời bố trí trụ sở, dành nhiều diện tích cho không gian đổi mới sáng tạo tại Khu công nghệ cao, Khu công viên phần mềm số 2...
“Các cơ sở ươm tạo, cơ sở giáo dục, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, doanh nghiệp KNĐMST của Đà Nẵng đã phát triển mạnh mẽ và có vị thế trên bản đồ KNĐMST quốc gia. Nhiều chuyên gia về KNĐMST của TP đã tham gia vào các hoạt động của hệ sinh thái quốc gia, làm Trưởng làng tại Techfest quốc gia như Trưởng làng Metaverse, Trưởng làng du lịch ẩm thực…”, ông Phạm Hồng Quất cho biết.
Đà Nẵng được Hiệp hội phần mềm và dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam - Vinasa vinh danh “Thành phố thông minh Việt Nam” 3 năm liền (2020 – 2022); hai lần được nhận giải thưởng "Thành phố hấp dẫn KNĐMST" các năm 2020 và 2022. Mới đây, Đà Nẵng cũng được nhận giải thưởng “Thành phố thông minh Seoul” và được vinh danh là “Human Centricity - Phục vụ người dân”, là TP “lấy con người làm trung tâm”.
Tập trung phát triển đổi mới sáng tạo mở
Từ những kết quả nêu trên, ông Phạm Hồng Quất cho biết Bộ KH&CN mong muốn TP Đà Nẵng tiếp tục đẩy mạnh KNĐMST trong các lĩnh vực nông nghiệp xanh, công nghệ thực phẩm (foodtech), kinh tế biển xanh… nhằm góp phần tích cực cho tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, giải quyết vấn đề an ninh lương thực.
Đà Nẵng nên mạnh dạn cho phép thí điểm và hỗ trợ các mô hình sandbox.
Ngoài ra, Đà Nẵng cũng nên tập trung phát triển đổi mới sáng tạo mở, khuyến khích các doanh nghiệp, khu vực công cùng các tổ chức khác thực hành các thách thức đổi mới sáng tạo mở, đặt hàng và tìm kiếm, thu hút các giải pháp đổi mới sáng tạo trên khắp cả nước và cả ở nước ngoài tham gia giải quyết những bài toán, thách thức trên địa bàn.
Cùng với đó, ông Phạm Hồng Quất nhấn mạnh, Đà Nẵng cần chủ động xây dựng, triển khai cũng như đề xuất với Chính phủ các cơ chế chính sách để phát triển TP trở thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo quốc gia tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đặc biệt, Đà Nẵng nên mạnh dạn cho phép thí điểm và hỗ trợ các mô hình đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp (sandbox) trong phạm vi quản lý.
Khuyến khích tư duy chấp nhận rủi ro, trở thành TP tiên phong phát triển các sáng kiến, hoạt động, tổ chức có năng lực kết nối, hỗ trợ hoạt động KNĐMST ở phạm vi nhiều quốc gia, xuyên biên giới; khuyến khích, hỗ trợ các dự án, doanh nghiệp thực hành đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp ở phạm vi quốc tế.
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 16/2019 trong bài “Sandbox: Cơ chế thử nghiệm áp dụng trong phạm vi hạn chế - Kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý cho Việt Nam” của tác giả Chu Thị Hoa có nêu: “Sandbox trong tiếng Anh được hiểu là “hộp cát”, đây chính là địa điểm vui chơi rất được yêu thích của trẻ em, vừa an toàn lại thúc đẩy sự sáng tạo.
Thuật ngữ này sau đó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống với các ý nghĩa khác nhau. Trong lĩnh vực pháp lý, sandbox được sử dụng với tên gọi đầy đủ là regulatory sandbox - thuật ngữ này được hiểu là khung chính sách pháp lý riêng (nằm ngoài hoặc vượt khung pháp lý hiện tại) để tiến hành thử nghiệm những khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo