Đà Nẵng: Thông tin mới nhất về chuỗi lây nhiễm tại Công ty TNHH điện tử Việt Hoa
'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Cân nhắc test nhanh tài xế từ các địa phương đến giao hàng tại Đà Nẵng
Sáng nay (16/7) có thêm ít nhất 5 ca dương tính
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng cho hay, trong ngày 15/7, trên địa bàn Đà Nẵng ghi nhận 33 ca mắc COVID-19, trong đó đáng chú ý có 19 ca thuộc chuỗi lây nhiễm tại Công ty TNHH Điện tử Việt Hoa (đường số 2, KCN Hòa Khánh, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu). Các ca bệnh còn lại là F1 thuộc các chuỗi lây nhiễm các ngày gần đây đều nằm trong khu cách ly tập trung.
Lấy mẫu xét nghiệm cho người lao động tại Công ty TNHH điện tử Việt Hoa ngày 15/7.
Đối với chuỗi lây nhiễm tại Công ty TNHH Điện tử Việt Hoa (bệnh nhân phát hiện đầu tiên là N.T.H, trú Tổ 8 thôn Quan Nam 1, xã Hòa Liên, Hòa Vang, ngày 14/7 đến khám tại Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu có kết quả xét nghiệm dương tính, chưa rõ nguồn lây), thông tin cập nhật đến sáng nay 16/7 cho thấy, ngoài 19 ca dương tính đã xác định thì hiện có 5 mẫu gộp (50 người) có kết quả dương tính.
“Hiện chúng tôi đang lấy lại mẫu lẻ của 5 mẫu gộp 10 này để xét nghiệm khẳng định. Trước mắt có thể nói trong 50 người của 5 mẫu gộp này có ít nhất là 5 ca dương tính. Hiện tình hình tại Công ty TNHH điện tử Việt Hoa đang thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận Đà Nẵng” – BS Phạm Phú Điềm- Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu thông tin sáng nay 16/7.
Ông Phạm Trường Sơn, Trưởng BQL Khu công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng cho hay, tại Công ty TNHH điện tử Việt Hoa đã đưa đi cách ly tập trung 66 người. Trong tối 14/7 đã tiến hành xét nghiệm cho 1.598 người; ngày 15/7 tiếp tục xét nghiệm cho khoảng 2.800 nhân viên còn lại. Hiện BQL Khu công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng đã có văn bản yêu cầu Công ty này khẩn trương thực hiện nội dung “3 tại chỗ” (ăn, ở, sản xuất tại chỗ).
“Theo dõi trong thời gian qua, Công ty TNHH điện tử Việt Hoa chấp hành tốt các biện pháp phòng chống dịch. Công ty Daizico (đơn vị kinh doanh và phát triển hạ tầng KCN) triển khai tốt công tác phòng chống dịch tại KCN Hòa Khánh và giữ mối liên hệ, triển khai các chủ trương của TP Đà Nẵng về phòng chống dịch đến doanh nghiệp; kiểm tra thường xuyên công tác phòng chống dịch đối với các doanh nghiệp” – Ông Phạm Trường Sơn nói.
Nhiều khó khăn trong thực hiện “3 tại chỗ”
Cũng theo ông Phạm Trường Sơn, liên quan đến chuỗi lây nhiễm tại Công ty TNHH điện tử Việt Hoa với ca mắc đầu tiên là công nhân được ghi nhận ngày 14/7, BQL Khu công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng cũng đã phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức truy vết các F1 là công nhân đang làm việc tại công ty khác.
Theo đó, Công ty TNHH Daiwa Việt Nam (KCN Hòa Khánh) có 1 trường hợp F1 là chị Q (sinh năm 1996), làm việc tại bộ phận Gia công guồng quay cước liên quan đến F0 N.V.T (trú kiệt 151/10 Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu), đã được đưa đi cách ly tập trung. Công ty cũng xác định có 24 F2, đã lấy mẫu xét nghiệm tại Trung tâm y tế quận Liên Chiểu. Ngày 15/7, chị Q có kết quả xét nghiệm âm tính. Công ty đã tiến hành phun thuốc khử khuẩn lúc 23h đêm 15/7.
Đối với Công ty UAC (Khu công nghệ cao Đà Nẵng) đã lấy mẫu 30 công nhân là F2 của F1 là chồng của ca nhiễm tại Công ty TNHH điện tử Việt Hoa, kết quả toàn bộ đều âm tính SARS-CoV-2. Công ty SDN, Công ty TNHH Whitex (KCN Hòa Khánh mở rộng) có 2 trường hợp F1 đã đưa đi cách ly tập trung. Tại KCN Hòa Cầm, ngày 15/7 Công ty Matrix Việt Nam đã tự trang trải chi phí xét nghiệm cho toàn bộ 2.956 người lao động, tất cả đều âm tính SARS-CoV-2.
Ông Phạm Trường Sơn cho hay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại KCN Hòa Khánh, BQL Khu công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng đã đề xuất Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP, UBND TP Đà Nẵng tổ chức xét nghiệm COVID-19 tại các KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu (Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng, Liên Chiểu), bắt đầu từ ngày 16/7, số lượng mẫu xét nghiệm dự kiến 42.547 người.
Đồng thời BQL Khu công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng cũng đề nghị UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo cơ quan y tế hướng dẫn thêm cho doanh nghiệp về việc triển khai nội dung “3 tại chỗ” tại doanh nghiệp. Theo ông Phạm Trường Sơn, BQL Khu Công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng đã triển khai nội dung “3 tại chỗ” đến các doanh nghiệp từ ngày 1/6, hiện có một số doanh nghiệp đã triển khai thực hiện nội dung này đạt hiệu quả (Công ty UACV...).
Tuy nhiên, ông Phạm Trường Sơn cho biết, một số doanh nghiệp khác phản ảnh đang gặp phải các khó khăn khi triển khai nội dung “3 tại chỗ”. Đó là khi thực hiện phương án “3 tại chỗ” thì các hoạt động như giấy tờ, hải quan, mua vật tư… cần phải tuân thủ theo hướng dẫn nào, được kiểm soát ra sao? Doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” có thể xuất, nhập hàng được không?
“Hiện cơ quan thẩm quyền vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về xây dựng phương án, các bước thực hiện “3 tại chỗ”; chưa đưa ra tiêu chuẩn chấp thuận cho 1 đơn vị được phép triển khai “3 tại chỗ”. Có đơn vị nhà xưởng khá chật hẹp, không có khu ở tách biệt nên rất khó khăn cho việc thực hiện “3 tại chổ”. Công tác hậu cần đối với doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” cũng khó bảo đảm nếu tình hình dịch tiếp tục diễn biến căng thẳng kéo dài!” – Ông Phạm Trường Sơn nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi