Đà Nẵng: Thu ngân sách đầu năm 2022 tiếp tục giảm sâu
Du lịch Đà Nẵng hợp tác với ứng dụng hàng đầu thế giới Klook (Singapore) / Đà Nẵng: Cơ quan, đơn vị tổng dọn vệ sinh giúp công nhân môi trường được nghỉ Tết sớm
Theo đó, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP tháng đầu năm 2022 (sơ bộ tính đến ngày 20/1/2022) đạt 1.588,5 tỷ đồng, giảm 13,4% so với cùng kỳ năm 2021 (năm 2021 giảm 9,3% so với năm 2020 tính đến thời điểm 20/12/2021). Trong đó, tổng thu nội địa đạt 1.346,5 tỷ đồng, giảm 36,7%; thu cân đối xuất, nhập khẩu đạt 241,8 tỷ đồng, tăng 116,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Nhiều khu vui chơi giải trí, mua sắm lớn trên địa bàn Đà Nẵng như Helio Center gần như bỏ phế suốt cả mùa Tết Nhâm Dần 2022.
Trong khi tổng thu ngân sách giảm 13,4% thì tổng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn sơ bộ đến 20/01/2022 đạt 1.637,6 tỷ đồng, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, chi đầu tư phát triển tăng 88,1% so với cùng kỳ năm 2021. Do ngân sách hạn hẹp nên TP Đà Nẵng đã rà soát, cắt giảm, điều tiết giãn các nhiệm vụ chi chưa cần thiết để đảm bảo cân đối ngân sách, tập trung cho công tác phòng, chống dịch và an sinh xã hội.
Có thể thấy tình hình thu ngân sách của Đà Nẵng tiếp tục sụt giảm được phản ánh khá rõ qua việc chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) sau mức tăng khá 7,79% trong tháng 12/2021 (so với tháng 11/2021) thì lại có dấu hiệu giảm mạnh trong tháng 1/2022, ước tính chỉ đạt 87,87% so với tháng 12/2021 và giảm 1,63% so với tháng cùng kỳ năm 2021.
Một số ngành công nghiệp có mức giảm sâu đã tác động đến chỉ số IIP chung như sản xuất đồ uống giảm 38,9% do nhu cầu tiêu dùng thấp; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 22,4%; sản xuất kim loại giảm 25,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 15,1%...
Hoạt động thương mại và dịch vụ cũng chưa thể phục hồi do tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca lây nhiễm trong cộng đồng gia tăng liên tục; kinh tế khó khăn, thu nhập của người dân giảm sút nên việc mua sắm có phần hạn chế ngay cả trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2022 ước đạt 6.754 tỷ đồng, giảm 3,4% so với tháng trước và giảm 19,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hoá 4.818 tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng trước và giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ lưu trú ăn uống 970,7 tỷ đồng, giảm 6,6% so với tháng 12/2021 và giảm 34,5% so với tháng cùng kỳ năm ngoái; lữ hành và dịch vụ du lịch 93,5 tỷ đồng, giảm 27,2% so với tháng 12/2021 và giảm 76% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ tiêu dùng khác 871,4 tỷ đồng, giảm 30,2% so với cùng kỳ năm trước và giảm 17,7% so với tháng 12/2021.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phát triển đô thị bền vững
Tài năng 'nhí' trượt băng tốc độ Bảo Chi làm đại sứ truyền thông Amazfit Active
Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen
Cơ cấu lại kinh tế vùng Đông Nam Bộ theo hướng hiện đại