Đà Nẵng: Tiêm vaccine cho người 18–65 tuổi ở 3 quận “dẫn đầu” số ca mắc mới COVID-19
'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Đà Nẵng: Rất nhiều F0 đi mua sắm tại các chợ, siêu thị lớn ngay trước khi “ở yên một chỗ”
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng) cho hay, tính đến chiều 5/9, TP Đà Nẵng đã tiếp nhận tổng cộng 339.602 liều vaccine phòng COVID-19 do Bộ Y tế phân bổ. Trong đó, ngành y tế Đà Nẵng phối hợp với các đơn vị chức năng và các địa phương đã triển khai tiêm 245.638 liều vaccine, gồm 189.727 người đã tiêm mũi 1 và 55.911 người đã tiêm mũi 2.
Từ ngày 8/9 đến hết ngày 11/9, ngành Y tế Đà Nẵng triển khai đợt tiêm vaccine phòng COVID-19 lớn nhất từ trước đến nay cho 92.000 người dân.
Đặc biệt, trong đợt tiêm vaccine lần này sẽ tập trung cho người dân từ 18 đến 65 tuổi tại các khu vực có mật độ dân số cao thuộc 3 quận Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ (chọn các khu dân cư có mật độ dân số cao, ưu tiên các kiệt, hẻm, chọn các vùng xanh trong các vùng đỏ, vùng vàng), nhân viên vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, nước thải; nhân viên các cơ quan hành chính tiếp xúc nhiều người.
Theo CDC Đà Nẵng, tính từ ngày 10/7/2021 đến 13h ngày 05/9/2021, trên địa bàn TP ghi nhận 4.338 ca mắc COVID-19. Trong đó, quận Hải Châu chiếm cao nhất với 1.051 ca, tiếp đó là quận Sơn Trà 886 ca, quận Thanh Khê 842 ca, quận Cẩm Lệ 725 ca, quận Liên Chiểu 363 ca, quận Ngũ Hành Sơn 255 ca, huyện Hòa Vang 180 ca… Riêng từ khi Đà Nẵng áp dụng quy định “ở yên một chỗ” ngày 16/8 đến nay, 3 quận Hải Châu, Thanh Khê và Cẩm Lệ liên tục thay nhau dẫn đầu về số ca mắc mới COVID-19 ghi nhận trong ngày trên địa bàn TP.
Để đảm bảo an toàn và tiến độ tiêm chủng, Sở Y tế Đà Nẵng bố trí 66 điểm tiêm tại 9 địa điểm: Cung Thể thao Tiên Sơn (10 điểm), Bệnh viện Ung bướu (7 điểm), Trung tâm Hội chợ Triển lãm (14 điểm), Nhà Văn hóa Thể thao quận Ngũ Hành Sơn (6 điểm), KCN Liên Liên Chiểu (3 điểm), Trung tâm Văn hóa Thể thao quận Thanh Khê (8 điểm), Ký túc xá phía tây (7 điểm), Trung tâm Văn hóa Thể thao quận Sơn Trà (8 điểm), Bệnh viện Đà Nẵng (3 điểm). Ngoài ra, còn tổ chức 2 điểm tiêm trên xe tiêm lưu động.
Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, một trong những nhiệm vụ trọng tâm khi trở lại áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo tinh thần Chỉ thị 05/CT-UBND (ngày 30/7 của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) đối với từng cấp độ nguy cơ vùng đỏ, vùng vàng và vùng xanh kể từ ngày 5/9 (cho đến khi có thông báo mới) là đẩy mạnh tốc độ tiêm vacine.
Tới đây, lượng vaccine được Bộ Y tế phân bổ cho Đà Nẵng sẽ rất lớn, ngành y tế TP cần huy động tối đa nhân lực lên tới khoảng 2.000 người, đồng thời mở rộng từ 1 - 2 điểm hiện nay lên 3 - 4 điểm tiêm/quận. Các điểm tiêm mới sẽ được mở gần các khu dân cư để hạn chế thấp nhất người dân phải đi xa và tập trung đông người khi tiêm vaccine. Cùng với đó sẽ có các điểm tiêm lưu động để đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết đã có kế hoạch, chủ trương tổ chức đợt cao điểm đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine đúng đối tượng, đảm bảo an toàn, nhằm sớm đạt mục tiêu mỗi người dân Đà Nẵng được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine. Qua đó có cơ sở để chính quyền TP xác định, đưa ra biện pháp phù hợp cho việc mở lại các hoạt động trong thời gian tới
Theo đó, UBND TP Đà Nẵng giao trách nhiệm cho UBND các quận, huyện xây dựng kế hoạch cụ thể và phân công lãnh đạo theo dõi công tác tiêm chủng tại các điểm tiêm. Chủ tịch UBND quận, huyện trực tiếp chỉ đạo quản lý cơ sở vật chất, điều động nhân lực; ngành y tế chỉ thực hiện công tác chuyên môn. Hiện UBND TP Đà Nẵng đã chỉ đạo Công an TP chuyển dữ liệu dân cư về các phường, xã để lập danh sách tiêm chủng bảo đảm chính xác.
Ngoài người dân từ 18–65 tuổi ở 3 quận Hải Châu, Thanh Khê và Cẩm Lệ, đối tượng tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca trong đợt từ ngày 8 – 11/9 tại Đà Nẵng còn có lực lượng tham gia phòng chống dịch tại các quận, huyện, xã, phường, Ban điều hành phòng chống dịch các cấp; người làm trong các cơ quan ngoại giao, lãnh sự, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam; lực lượng hải quan; người lao động tại các doanh nghiệp ngoài KCN (ưu tiên doanh nghiệp có số lượng lao động nhiều, doanh nghiệp có tính chất công việc tiếp xúc nhiều người). Người cung cấp dịch vụ thiết yếu trong lĩnh vực vận tải (uu tiên người điều khiển phương tiện và nhân viên nghiệp vụ bắt buộc đi cùng trên phương tiện vận tải, hàng hóa, đặc biệt là những người hoạt động trong khu cách ly, phong tỏa, khu vực giãn cách…); dược (dược sĩ làm việc tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn); ngân hàng (ưu tiên nhóm đối tượng nguy cơ cao như: bảo vệ, nhân viên giao dịch thường xuyên tiếp xúc nhiều người); Điện, nước; lương thực, thực phẩm (ưu tiên các tiểu thương tại các chợ, nhân viên giao dịch tại các siêu thị, cửa hàng lớn, chủ cửa hàng tạp hóa, chủ tiệm ăn, quán ăn tại các quận, huyện); Hàng không, bưu chính, viễn thông, truyền hình, xăng dầu, gas (ưu tiên nhóm đối tượng nguy cơ như: lái xe, nhân viên bán hàng); nhân viên vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, nước thải; nhân viên các cơ quan hành chính tiếp xúc nhiều người; dịch vụ thiết yếu khác. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh