Doanh nghiệp, lĩnh vực nào được phép hoạt động khi TP.HCM giãn cách xã hội?
Cấp Thẻ nhận diện phương tiện đi, đến và quá cảnh qua địa bàn TP. Hồ Chí Minh / TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các cơ sở y tế không từ chối tiếp nhận người đến khám chữa bệnh
Theo đó, những lĩnh vực được tiếp tục hoạt động gồm: Các cơ sở sản xuất, công trường, công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,...; ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chửa bệnh, tang lễ...
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trong một lần kiểm tra phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp |
Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch.
Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động; tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động (nếu có) đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.
Trường hợp không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì phải tạm dừng hoạt động.
Khu chế xuất, công nghiệp “vừa chống dịch vừa sản xuất”
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng chỉ đạo Ban Quản lý các Khu chế xuất, công nghiệp, khu Công nghệ cao và Công viên phần mềm Quang Trung vẫn tổ chức ổn định sản xuất để thực hiện mục tiêu kép.
Trong đó, yêu cầu các khu nói trên nêu cao tinh thần “vừa chống dịch, vừa sản xuất”, “chống dịch để sản xuất, sản xuất để chống dịch”; khẩn trương thẩm định cho các doanh nghiệp đã đăng ký vừa cách ly, vừa sản xuất để triển khai thực hiện.
Các doanh nghiệp muốn hoạt động phải đảm bảo các tiêu chí an toàn trong phòng, chống dịch và thường xuyên test nhanh Covi-19 cho công nhân |
Theo đó, những nơi an toàn, đáp ứng yêu cầu điều kiện phòng, chống dịch thì tiếp tục cho tổ chức sản xuất, kinh doanh; khuyến khích phương án tạo điều kiện cho công nhân ăn nghỉ trong khuôn viên nhà máy, khu chế xuất, khu công nghiệp... với những yêu cầu cụ thể, phù hợp. Doanh nghiệp nào không đủ điều kiện thì tạm dừng sản xuất.
Phải xây dựng và phát huy hiệu quả của Tổ Covid-19, Tổ an toàn Covid-19 tại các doanh nghiệp trong việc tuyên truyền, hướng dẫn công nhân, người lao động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Phối hợp với ngành y tế triển khai test nhanh cho công nhân, trong đó khuyến khích các doanh nghiệp tự chi trả chi phí mua test nhanh và xét nghiệm cho người lao động 1 lần/tuần.
Rà soát các khu vực nhà xưởng, nhà kho chưa sử dụng để trưng dụng làm nơi cách ly tạm thời chờ phân loại các trường họp F0, F1 để ngành y tế đưa đi cách ly tập trung và điều trị theo quy định.
Ban quản lý các khu chế xuất, công nghiệp… phối hợp cùng các địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp.
Theo ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP, phương án chọn doanh nghiệp vừa cách ly vừa sản xuất đang gặp nhiều khó khăn.
Trong 38 doanh nghiệp có nhu cầu như trên, khi thẩm định, nhiều đơn vị chưa đáp ứng tiêu chí, có hạn chế về nhà vệ sinh, khuôn viên giãn cách…Ban cũng đang tích cực hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất theo tiêu chí an toàn phòng, chống dịch.
Ban do Phó Chủ tịch TP Dương Anh Đức chỉ đạo chung và 29 thành viên phụ trách. Ban này sẽ hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp và quy trình phòng, chống dịch gắn với sản xuất an toàn.
Ngoài ra, 21 quận, huyện cũng thành lập ít nhất 3 tổ/quận, huyện; TP Thủ Đức thành lập ít nhất 5 tổ.
Ban quản lý các khu chế xuất - công nghiệp thành lập 10 tổ; khu công nghệ cao 5 tổ; công viên phần mềm Quang Trung 3 tổ; Liên đoàn lao động TP 6 tổ; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 4 tổ; Sở Công thương 4 tổ…
End of content
Không có tin nào tiếp theo