Tin tức - Sự kiện

Giải pháp nào để huy động tài chính cho tăng trưởng xanh?

Việt Nam cần 368 tỷ USD cho chuyển đổi xanh hướng tới cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Vậy giải pháp nào để huy động nguồn tài chính thúc đẩy tăng trưởng xanh?

Vua đầu bếp Mỹ Christine Hà “truyền lửa” cho học viên khuyết tật tại Đà Nẵng / Đà Lạt về nguồn tưởng nhớ 160 năm ngày sinh bác sĩ Yersin

368 tỷ USD là số tiền cần thiết để hướng tới Net Zero. Con số này được đưa ra trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới, khi đánh giá nhu cầu vốn các quốc gia cần để tài trợ cho các khoản đầu tư xanh, hay các sáng kiến xanh. Số tiền này tương đương khoảng 6,8% GDP mỗi năm.

Trong số 368 tỷ USD theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, ước tính sẽ có 130 tỷ USD từ nguồn của Chính phủ, khối tư nhân sẽ là 184 tỷ USD, còn lại 64 tỷ USD sẽ là các nguồn khác như tài trợ nước ngoài. Rõ ràng để chuyển đổi sang nềnkinh tế xanhvà ứng phó với tác động củabiến đổi khí hậucần rất nhiều nguồn lực từ các bên.

Dù tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh ngày càng tăng cao những năm gần đây. Tuy nhiên, dư nợ cho vay xanh của các ngân hàng hiện còn khiêm tốn, mới chiếm khoảng 4,2% tổng dư nợ cho vay.

Có ý kiến cho rằng sự quan tâm của các doanh nghiệp trong nước tới chuyển đổi xanh còn hạn chế, không ít doanh nghiệp cho rằng "xanh" sẽ tốn tiền nên họ chưa nghĩ tới.

Giải pháp nào để huy động tài chính cho tăng trưởng xanh? - Ảnh 1.

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV).

Theo bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), khảo sát tháng 10/2022 có chỉ ra 3 khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp. Khó khăn đầu tiên doanh nghiệp cho biết đó là bài toán liên quan đến thông tin.

"Họ không đủ thông tin trong khi đây là một cuộc chuyển đổi quá lớn trên diện rộng và liên tục có những diễn biến về chính sách cả trong nước và quốc tế. Doanh nghiệp có thể nghe được một chút thông tin này, thông tin kia nhưng không đủ hình dung về một bài toán chuyển đổi trên diện rộng", bà Thủy cho hay.

Ngoài ra, đó là câu chuyện liên quan đến nguồn lực. Các doanh nghiệp hình dung được đó là một sự đầu tư rất lớn nhưng lớn bao nhiêu, nên phân bổ thành những lộ trình như thế nào và tìm kiếm nguồn hỗ trợ từ đâu bên cạnh nội lực của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng chưa có được hình dung. Bên cạnh đó là những khó khăn liên quan đến giải pháp kỹ thuật cụ thể để bắt đầu các bước đi.

Qua tìm hiểu của VTV Money thì việc triển khai cho vay xanh hiện cũng vấp phải nhiều khó khăn, từ cả phía doanh nghiệp và phía ngân hàng. Theo Ngân hàng Thế giới do thiếu hướng dẫn nên có tới 74 tổ chức tín dụng đang thiếu một quy trình đặc thù về thẩm định tín dụng xanh.

 

Việc thiếu các tiêu chuẩn, hành lang pháp lý cho việc thực hiện chiến lược xanh sẽ gây ra những hạn chế nào cho các doanh nghiệp? Cần làm gì để các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn xanh dễ dàng hơn?

Để có thể đủ nguồn lực tài chính cho chuyển đổi xanh có lẽ vốn tín dụng của ngân hàng là chưa đủ, mà cần thêm các kênh huy động vốn khác như trái phiếu xanh. Vậy để huy động được các nguồn lực tài chính này cần có giải pháp nào?

Xung quanh các vấn đề trên, phóng viên VTV đã có cuộc trao đổi trực tiếp với bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) trong chương trình Dòng chảy Tài chính tuần này.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm