Hà Nội: Thống kê người lao động, người dân ngoại tỉnh có nguyện vọng về quê
Người lao động làm việc tại nhà được hưởng ít nhất 85% lương / Hỗ trợ tiền ăn 1 triệu đồng/người lao động đang thực hiện “3 tại chỗ”
Theo thống kê sơ bộ, Hà Nội ước tính có khoảng 106.000 lao động tự do ngoại tỉnh cư trú không cố định. Để người lao động ngoại tỉnh vượt qua khó khăn trong thời gian giãn cách xã hội, các sở, ngành, địa phương đã triển khai hỗ trợ bằng nhiều hình thức linh hoạt như vận động các chủ hộ có nhà cho thuê miễn, giảm tiền thuê nhà; huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ gói an sinh cho lao động tự do ngoại tỉnh.
Với những người không có nơi ở, một số địa phương đã sử dụng trường học, nhà văn hóa làm nơi ở tạm thời cho họ và hỗ trợ các sinh hoạt hằng ngày. Cùng với các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm cũng giúp đỡ về lương thực, thực phẩm thiết yếu...
Trên cơ sở tổng hợp của các địa phương, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (Sở LĐ-TB-XH) Hà Nội sẽ phối hợp với Công an thành phố xây dựng phương án hỗ trợ khi đủ điều kiện, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.
Hà Nội yêu cầu thống kê người lao động, người dân ngoại tỉnh có nguyện vọng về quê.
Theo thông tin từ Sở LĐ-TB-XH Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội, đến cuối ngày 12/9, các đơn vị bảo trợ xã hội trên địa bàn đã tiếp nhận 89 đối tượng lang thang từ cộng đồng, trong đó có nhiều người là lao động tự do bị kẹt lại Hà Nội. Những đối tượng lao động lang thang được các trung tâm bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Đến ngày 12/9, các quận, huyện, thị xã của Hà Nội đã quyết định hỗ trợ cho hơn 2,6 triệu lượt người dân, người lao động, hộ gia đình, cơ sở kinh doanh, với tổng kinh phí gần 1.012 tỷ đồng. Kinh phí thực hiện hỗ trợ từ nhiều nguồn.
Trước đó, Công an Thành phố Hà Nội cũng đã ban hành công văn rà soát nhu cầu trở về địa phương khác của người dân đang cư trú trên địa bàn thành phố Hà Nội để tránh tình trạng người dân tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân về địa phương nơi cư trú, không đảm bảo yêu cầu về kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19.
Công an thành phố đã thực hiện rà soát các trường hợp người dân sinh sống, làm việc tại thành phố Hà Nội có nhu cầu, nguyện vọng trở về quê và các trường hợp người dân có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội hiện đang tạm trú tại các địa phương khác có nhu cầu cấp thiết, có nguyện vọng trở về Hà Nội (thông qua gia đình, người thân...).
Người dân có nguyện vọng về quê có thể liên hệ, đăng ký với Công an xã, phường, thị trấn để Công an thành phố Hà Nội tập hợp đề xuất phương án hỗ trợ đón người dân từ các tỉnh, thành phố khác về Hà Nội; đưa người dân trở về các địa phương khác và bàn giao cho chính quyền địa phương.
UBND TP Hà Nội cũng đã ban hành Văn bản số 2647/UBND-KGVX ngày 14/8/2021 yêu cầu các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường hỗ trợ người lao động ngoại tỉnh không có nơi cư trú trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Theo đó, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nguyên tắc "4 tại chỗ" theo chỉ đạo của UBND Thành phố; linh hoạt, sáng tạo trong việc chăm lo, hỗ trợ nhu yếu phẩm cần thiết cho lao động ngoại tỉnh gặp khó khăn do dịch COVID-19 không có nơi cư trú. UBND các quận, huyện chỉ đạo, lập danh sách người lao động, người dân ngoại tỉnh gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 không có nơi cư trú trên địa bàn quản lý. Đồng thời, tổng hợp phân loại đối tượng đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 58/NQ-CP, Quyết định số 3642/QĐ-UBND và các chính sách đặc thù hỗ trợ của Thành phố.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh