Tin tức - Sự kiện

Hiệu quả từ những chính sách chưa từng có tiền lệ (Bài 3)

Việc hỗ trợ trực tiếp cho người lao động không có thu nhập hoặc thu nhập bị giảm sâu, cho doanh nghiệp vay vốn không lãi suất để trả lương ngừng việc... là những chính sách chưa có tiền lệ.

Đà Nẵng: Tổ chức loạt điểm đón Tết tại các bãi biển du lịch và bán đảo Sơn Trà / Đà Nẵng: Không sách nhiễu người dân về sổ hộ khẩu

Chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19. (Ảnh minh họa: Đại Nghĩa/TTXVN)

Chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19. (Ảnh minh họa: Đại Nghĩa/TTXVN)

Trước những tác động tiêu cực của dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế… Việt Nam đã ban hành những gói hỗ trợ chưa từng có tiền lệ để đảm bảo việc làm, thu nhập, an sinh xã hội, nhất là cho những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương.

Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ luôn hướng tới mục tiêu đã được Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Quốc hội khẳng định “Không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội đế đối lấy tăng trưởng kỉnh tế một cách đơn thuần,” “trong bối cảnh đại dịch COVID-19, gặp khó khăn, càng phải chú ý an sinh xã hội.”

Một mũi tên trúng 2 đích

Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết trước tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, với mục tiêu duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm, an sinh xã hội, nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động và người dân đã được ban hành và triển khai.

Các chính sách về bảo hiểm xã hội hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn như: Chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, giảm mức đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và hỗ trợ đào tạo nghề với các đối tượng bởi dịch COVID-19 được triển khai thực hiện trong năm 2020 và 2021.

Riêng năm 2021, tổng kinh phí hỗ trợ 3 chính sách về bảo hiểm theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Nghị quyết số 126/NQ-CP là khoảng gần 6.000 tỷ đồng, hỗ trợ cho gần 400.000 đơn vị sử dụng lao động và gần 12 triệu người lao động.

 

Đáng lưu ý, chính sách hỗ trợ người lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 và Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15 là một chính sách trực tiếp hỗ trợ bằng tiền mặt lớn nhất từ trước tới nay được ban hành cho người lao động. Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đã thực hiện chi trả hỗ trợ cho hơn 13 triệu lao động thuộc đối tượng hỗ trợ với tổng số tiền chi trả khoảng 38.000 tỷ đồng.

Đối với nhiều người lao động không thuộc diện hưởng các chế độ an sinh xã hội theo quy định hiện hành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời xây dựng và ban hành các chính sách (Nghị quyết 42 và Nghị quyết 68) để bổ sung, hỗ trợ kịp thời mọi người dân bị rủi ro với mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Theo Thứ trưởng Lê Văn Thanh, trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế, nhằm chia sẻ, hỗ trợ cho người lao động còn khó khăn về nhà ở yên tâm làm việc và hỗ trợ công ty, doanh nghiệp giữ chân người lao động đang làm việc… Thủ tướng Chính phủ đã tiếp tục ban hành Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Chính sách đã hỗ trợ cho gần 123.000 lượt người sử dụng lao động, hơn 5,2 triệu lượt lao động với kinh phí là hơn 3.740 tỷ đồng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng kể từ năm 2020, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động và lao động để đảm bảoan sinh xã hội, việc làm. Khi đánh giá việc thực hiệnNghị quyết 43của Quốc hội cần phải đánh giá trong tổng thể các chính sách mà Việt Nam đã ban hành và thực hiện từ năm 2020 và cả những chính sách được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 31/12/2021 nhưng thực hiện cho năm 2022.

“Qua ngot” nam 2022: Dau an quan trong cua quyet sach dung dan hinh anh 1
Chi trả hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. (Ảnh minh hoạ: Kim Há/TTXVN)

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Việt Nam đã chi ngân sách lớn cho các chính sách hỗ trợ trực tiếp. Việc quyết định sử dụng kết dư của Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp ngay một lúc chi tới 38.000 tỷ đồng bằng tiền mặt, sau đó, vẫn tiếp tục kéo dài chính sách này chi thêm hơn 1.500 tỷ đồng, cộng với 6.600 tỷ đồng hỗ trợ tiền thuê nhà (theo Nghị quyết số 43) đã khiến tổng giá trị các gói hỗ trợ tiền mặt trực tiếp lên tới khoảng 2 tỷ USD, chưa kể phần chi khá lớn của các địa phương nhằm trợ cấp trực tiếp cho người dân, người lao động.

 

Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho hay nhìn lại việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ năm 2021 đến nay, trung ương và các địa phương đã dành tổng kinh phí lên tới hơn 87.000 tỷ đồng hỗ trợ cho 55,68 triệu lượt người dân, người lao động và gần 1 triệu lượt người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Đánh giá cao nỗ lực thực hiện các chương trình hỗ trợ trong bối cảnh ngân sách Nhà nước của Việt Nam còn eo hẹp, Giáo sư, Tiến sỹ Jonathan Pincus, Chuyên gia kinh tế cao cấp của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho rằng việc tập trung triển khai các gói hỗ trợ bằng tiền mặt cho người dân của Việt Nam là giải pháp “một mũi tên trúng hai đích".

Theo ông Jonathan Pincus, việc hỗ trợ thêm tiền mặt đáp ứng hai mục tiêu: Giúp đỡ người dân đang chật vật vì mất thu nhập và thúc đẩy tăng trưởng GDP nhờ tăng tiêu dùng hộ gia đình.

Số hóa hệ thống an sinh xã hội

Sau hàng loạt chính sách đã được Chính phủ ban hành như Nghị quyết số 42, Nghị quyết 68, Nghị quyết 116 và gần đây nhất là hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết Bộ Lao động-thương binh và Xã hội vẫn đang tiếp tục khảo sát, đánh giá tình hình lao động để có những chính sách như Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16, trong đó có chương trình hỗ trợ nhà ở cho người lao động.

 

“Sắp tới, bộ sẽ tiếp tục đề xuất chính sách mới để hỗ trợ, nâng cao chất lượng sống của người lao động, bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động để giúp doanh nghiệp phát triển trong thời gian tới,” Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho hay.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện các chính sách hỗ trợ sắp tới, ông Jonathan Pincus cho rằng điều quan trọng hiện nay là hệ thống bảo trợ xã hội của Việt Nam cần được hiện đại hóa để giúp mọi người dân có thể ứng phó được với rủi ro kinh tế, thiên tai và duy trì mức sống ngay cả trong thời kỳ khó khăn nhất. Kinh nghiệm từ đại dịch COVID-19 đã cho thấy có những điểm yếu trong hệ thống trợ giúp xã hội và bảo trợ xã hội.

“Qua ngot” nam 2022: Dau an quan trong cua quyet sach dung dan hinh anh 2
Giải quyết hồ sơ hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn do VODI-19. (Ảnh minh hoạ: Thanh Vũ/TTXVN)

“Việc số hóa đăng ký và cung cấp trợ giúp xã hội và dựa trên chứng minh nhân dân thay vì nơi cư trú tại địa phương sẽ giúp hệ thống phản ứng công bằng và nhanh chóng hơn trong những thời điểm rủi ro gia tăng,” ông Jonathan Pincus nói.

Trong thực tế thực hiện chính sách, hiệu quả của việc có sẵn cơ sở dữ liệu của các đối tượng được nhận hỗ trợ đã giúp kết quả giải ngân kịp thời và đúng đối tượng đã được thấy rõ nét nhất khi triển khai gói hỗ trợ khoảng 38.000 tỷ đồng cho hơn 13 triệu lao động chỉ trong thời gian ngắn. Đối với những chính sách không có sẵn cơ sở dữ liệu, thông tin về đối tượng, việc triển khai thường chậm trễ và tỷ lệ giải ngân không đạt như mục tiêu đặt ra.

Bên cạnh đó, việc chi trả hỗ trợ tiền thuê nhà trong năm 2022 cũng đã bước đầu tích hợp nhập chứng minh nhân dân, căn cước công dân của người được hỗ trợ vào cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia để tránh trùng lắp đối tượng. Đây là những bước đầu tiên để hình thành nên hệ thống cơ sở dữ liệu về bảo trợ xã hội, giúp quá trình thực hiện các chính sách trong thời gian tới sẽ ngày càng chính xác, kịp thời.

 

Thứ trưởng Lê Văn Thanh khẳng định: “Việc xây dựng cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin là hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng chính sách, xác định đối tượng hỗ trợ, triến khai chính sách kịp thời. Việc đầu tư vào công nghệ thông tin, quản lý dữ liệu lao động việc làm, bảo hiểm xã hội vàbảo hiểm thất nghiệpcần được quan tâm tăng cường, cần thúc đẩy công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý lao động, bảo hiếm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp để thực hiện công tác dự báo chính xác, nhanh và kịp thời phục vụ xây dựng chính sách trong giai đoạn tới”./.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 có tác động nghiêm trọng tới kinh tế-xã hội, dù ngân sách nhà nước đang rất eo hẹp nhưng trong hơn hai năm qua, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động từ COVID-19 với 3 gói hỗ trợ lớn về: Chính sách tài khóa (miễn, cắt, giảm thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất...); chính sách hỗ trợ tín dụng như hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vay để phát triển sản xuất (gói tín dụng 250.000 tỷ đồng); chính sách an sinh xã hội (hai gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng và 26.000 tỷ đồng).

Trong cái gói hỗ trợ, những nội dung hỗ trợ trực tiếp cho người lao động không có thu nhập hoặc thu nhập bị giảm sâu, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn không lãi suất để trả lương ngừng việc, bảo đảm việc làm cho người lao động.

Ngoài ra, Chính phủ còn thực hiện các chính sách khác hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt khó khăn về tài chính như: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất, hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp..


Bài 4: Nỗ lực đưa nguồn vốn rẻ vào đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm