Internet thay đổi nền kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát / Đà Nẵng: Triển lãm 40 tác phẩm mỹ thuật để chọn trao giải thưởng năm 2022
Năm 1997, Việt Nam chính thức kết nối Internet với thế giới. Người Việt Nam được tiếp cận, khai mở kho tri thức chung của nhân loại, tạo ra nhiều bước tiến cho nền kinh tế. Liên tục tăng trưởng 2 con số, hiện có tới 73% dân số Việt Nam đãsử dụng Internetlàm công cụ làm việc, sản xuất, kinh doanh. Sau 1/4 thế kỷ, Internet Việt Nam đã đạt tổng giá trị hàng hoá gần 600 ngàn tỷ đồng.
Ngày 19/11/1997 - cách đây tròn 25 năm, Việt Nam đã kết nối vào Internet. Cũng nhờ vậy mà giờ đây cũng ta có thể dễ dàng trao đổi thông tin, xem video và tất nhiên là xem cả các chương trình của VTV một cách dễ dàng ở bất cứ đâu, trên bất cứ thiết bị nào.
Có thể thấy, Internet đang tác động tới đời sống của từng người dân. Có lẽ sẽ rất nhiều người không có thể sống nếu thiếu được Internet. Chẳng hạn ngay trong đại dịch vừa qua, nếu không có internet thì chúng ta sẽ khó có thể mua bán, duy trì kinh doanh sản xuất.
Người dân ứng dụng Internet vào sản xuất kinh doanh
Hiện nay, lượng người dùng Internet ở Việt Nam là khoảng hơn 70 triệu người, chiếm hơn 73% dân số. Người nông dân cũng đã biết sử dụng Internet trong sản xuất kinh doanh.
Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có cài đặt ứng dụng của nhà mạng hoặc ứng dụng ngân hàng số, khách hàng của chị Trần Thị Quyên, tiểu thương Chợ Hùng Sơn, Đại Từ, Thái Nguyên hoàn toàn có thể thanh toán món hàng của mình bằng cách quét mã QR. Ngoài ra, chị cũng có thể thanh toán và chuyển khoản cho người thân khi cần thiết. Chị Trần Thị Quyên cho biết: "Nhiều người không có tiền mặt thì quẹt mã rất nhanh".
Chị Nguyễn Thị Hải Yến, Ban Quản lý Chợ Hùng Sơn, Đại Từ, Thái Nguyên, nói: "Đa phần tiểu thương ở chợ ít dùng tiền mặt. Khi thanh toán tiền hàng, mọi người đều phay dùng tài khoản ngân".
Hiện nay, không chỉ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, mô hình chợ 4.0 đã được triển khai trên nhiều địa phương như: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Đà Nẵng… Internet giờ không chỉ là đặc trưng của đô thị, ở mọi vùng nông thôn, người dân không chỉ thanh toán số mà cũng đã có thể dùng mạng internet để quảng bá và bán các loại hàng hoá trong đó có nông sản.
Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, cho biết: "Đến người dân ở nông thôn với một cái máy cầm tay cũng dùng được Internet và họ có được rất nhiều lượng thông tin thiết yếu. Những thông tin giúp bà con không chỉ là tri thức, văn hóa mà còn có y tế, giáo dục và đặc biệt là phát triển kinh tế".
Theo các chuyên gia, Internet chính là nền tảng cốt lõi để thúc đẩy các mô hình kinh tế số mới, tạo ra sự bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội kinh doanh mới cho mọi người dân.
Theo số liệu được công bố tại Ngày Internet Việt Nam 2022, tăng trưởng của kinh tế Internet của Việt Nam đạt gần 30%. Theo đó, nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với (DVE3) tổng giá trị hàng hóa dự kiến tăng từ 18 tỷ USD trong năm 2021 lên 23 tỷ USD tương đương gần 600.000 tỷ đồng trong năm nay. Để Việt Nam có vị thế tốt hơn trong phát triển kinh tế số, chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, cơ quan này đang tiếp tục triển khai nghiên cứu, phát triển các mạng viễn thông, Internet thế hệ mới.
Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí.
Việt Nam có nhiều cơ hội làm chủ không gian mạng
Ông Nguyễn Viết Bằng, Phó Tổng giám đốc VNPT Technology: Tại vì chúng tôi làm về công nghệ hạ tầng viễn thông nên từ 2 - 3 năm trước chúng tôi đã phát triển về 5G để sẵn sàng cho 5G và 6G.
Ông Ziad Asghar, Phó Chủ tịch Tập đoàn Qualcomm, Mỹ: Việt Nam có rất nhiều cơ hội lớn và chúng tôi cũng đang có rất nhiều hợp tác phát triển tại thị trường này. Các bạn có nguồn nhân lực trẻ tuổi, có kỹ năng công việc tốt và chúng tôi kỳ vọng sẽ có thể tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa và tăng cường sự hợp tác này. Các doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều tiềm năng giúp chúng tôi phát triển các công nghệ và chia sẻ công nghệ của mình tới người dùng.
Ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: Đóng góp của kinh tế Internet tại Việt Nam hiện là khoảng 6% GDP… và sẽ tiếp tục có vai trò quan trọng trong tương lai. Chúng tôi đang phát triển nghiên cứu các công nghệ 5G mới.
Cũng tại diễn đàn Ngày Internet Việt Nam năm nay, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho biết cơ quan này đã thành lập Ban chỉ đạo nghiên cứu mạng viễn thông 6G và người dân Việt Nam sẽ có cơ hội được sử dụng các mạng viễn thông thế hệ mới nhất hoàn toàn Make in Việt Nam, an toàn và dễ dàng khai thác vào sản xuất, kinh doanh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo