Nêu cao trách nhiệm các bộ ngành khi thực hiện Nghị quyết 19
Giao sinh viên chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học, nên hay không nên? / Hơn 50 chủ thẻ BHYT được thanh toán từ 830 triệu đến 4,7 tỷ đồng/người
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh vai trò của Hội đồng quốc gia nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong tham mưu, xây dựng dự thảo Nghị quyết 19 hằng năm. Ảnh: VGP/Đình Nam |
Kết quả triển khai Nghị quyết 19 thời gian qua, đặc biệt từ năm 2016 đến nay, cho thấy từ chỗ một số ít bộ ngành thực hiện đến nay hầu hết các bộ ngành, địa phương đã nhận thức rõ, tích cực thực hiện những nhiệm vụ, công việc được giao. Nhiều chỉ số trụ cột đánh giá môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh được cải thiện, thăng hạng mạnh mẽ trong điều kiện kinh doanh, tiếp cận điện năng, thủ tục xây dựng, logistic, kiểm tra chuyên ngành, thuế, bảo hiểm…
Yếu tố quan trọng để thực hiện Nghị quyết 19 đạt kết quả tốt là sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu các bộ ngành, địa phương một cách liên tục, nhất quán gắn với giám sát, báo cáo cụ thể.
TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương dẫn chứng trong năm 2018 với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, việc cắt giảm, bãi bỏ điều kiện kinh doanh được nêu trong nhiều phiên họp Chính phủ và đến nay đã đạt mức 50%, tỉ lệ hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành cũng giảm còn 19,4%... “Sự kết hợp giữa áp lực bên ngoài, chỉ đạo bên trên cùng nội tại bên trong của các cơ quan sẽ tạo ra sự thay đổi, chuyển biến”, ông Cung nhìn nhận.
Nhiều thành viên trong Hội đồng cùng chung nhận xét Nghị quyết 19 đã trở thành “thương hiệu” quen thuộc, luôn được cộng đồng DN chờ đợi, đón nhận, đánh giá cao. Được xây dựng dựa trên các bảng xếp hạng hằng năm của các tổ chức có uy tín trên thế giới như Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới… qua từng năm, Nghị quyết 19 từng bước mở rộng theo yêu cầu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng trong thời gian tới ngoài việc tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa các chỉ số đang có thứ hạng cao thì rất cần cải thiện những chỉ số liên quan đến những ngành như toà án, thuế… Quan trọng nhất là làm sao để việc triển khai Nghị quyết 19 hằng năm thực chất, là nhiệm vụ của mọi cơ quan nhà nước.
Ảnh: VGP/Đình Nam |
Đại diện các bộ ngành, hiệp hội đã nghe, thảo luận nội dung dự thảo Nghị quyết 19 năm 2019, trong đó tập trung vào các giải pháp cụ thể để đạt mục tiêu đề ra.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng, lưu ý thay đổi căn bản trong dự thảo Nghị quyết 19 năm 2019 là sẽ không liệt kê chi tiết các nhiệm vụ của từng bộ ngành mà tập trung vào 4 nhóm nhiệm vụ cơ bản.
Trước hết là tiếp tục bãi bỏ, đơn giản hoá các quy định về điều kiện kinh doanh, thực thi đầy đủ, triệt để những cải cách đã thực hiện trong năm 2018; thực hiện cải cách toàn diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành và kết nối Cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia.
Đồng thời đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4; phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường nêu thực tế, ở nhiều tỉnh/thành phố chưa cải thiện mạnh mẽ chỉ số môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh do công tác tham mưu của các sở ngành chưa tốt. Do vậy, rất cần thúc đẩy khâu này, trong đó có vai trò hướng dẫn của các bộ ngành Trung ương.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho rằng cách làm mới được đề ra trong Nghị quyết 19 năm 2019 cũng cần có cách tiếp cận mới. Đơn cử như phải chỉ ra được điểm nghẽn trong từng nhiệm vụ, giải pháp để quyết tâm giải quyết và đo đếm được.
“Trong tổ chức thực hiện, các bộ ngành phải hướng dẫn cụ thể xuống sở ngành ở địa phương để triển khai vì vẫn có cách hiểu việc cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh chủ yếu do Sở KH&ĐT thực hiện. Các bộ ngành phải chủ động đề xuất các ‘điểm nhấn’ trong nhóm nhiệm vụ, công việc, lĩnh vực thuộc bộ ngành mình”, Phó Thủ tướng nói.
Một trong những nhiệm vụ mới trong dự thảo Nghị quyết 19 năm 2019 được nhiều đại biểu tán thành là cần đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, vấn đề thanh toán điện tử đặt ra trong Nghị quyết 19 năm 2019 là rất quan trọng và cấp bách, nhất là trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, công nghệ tài chính (fintech). “Thanh toán điện tử cần nhìn nhận tổng thể từ ứng dụng công nghệ, phương thức thanh toán đến xây dựng khung khổ pháp lý, thay đổi nhận thức, quan điểm”, ông Đào Minh Tú thông tin.
Nhiều dịch vụ công trực tuyến đang ở cấp độ 3 do còn thiếu thanh toán điện tử, vì vậy, việc đẩy mạnh thanh toán điện tử cũng góp phần đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4. Cùng với đó, thanh toán điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn góp phần chống tham nhũng, tiêu cực, công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho DN, người dân.
“Đây là nhiệm vụ mới, phải tập trung làm cho bằng được, chứ không chỉ đặt ra chung chung”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh Hội đồng cần tiếp tục phát huy vai trò của cơ quan tham mưu, xây dựng dự thảo Nghị quyết 19 hằng năm để Chính phủ ban hành, chỉ đạo các bộ ngành, địa phương thực hiện.
Các thành viên Hội đồng đã nghe, thảo luận về nội dung dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững; hoạt động chính của Hội đồng trong năm 2018 và một số uỷ ban chuyên môn trực thuộc, xây dựng cơ chế thông tin giữa các bộ ngành thành viên để theo dõi tiến độ, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024