Tin tức - Sự kiện

Phát triển hàng không sau dịch: Nhiều nút thắt cần tháo gỡ

Quá trình phục hồi và phát triển của hàng không vẫn còn nhiều thách thức, nhiều nút thắt cần tháo gỡ.

Gỡ khó cho hàng không, du lịch để tăng kết nối điểm đến toàn cầu / Khuyến cáo cảnh giác với tội phạm tiêu thụ tiền giả dịp mua sắm cuối năm

Ngànhhàng khôngViệt Nam đã có sự hồi phục đáng kể sau hơn 2 năm ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch nhờ các chính sách của Chính phủ. Tuy nhiên, theo dự đoán của các chuyên gia, phải mất ít nhất 2 đến 3 năm tới, các hãng hàng không mới có được lợi nhuận như thời điểm trước đại dịch.

Nếu trước đây, Nga và Trung Quốc là 2 thị trường trọng điểm, nhưng ở thời điểm hiện tại, nguồn thu từ 2 thị trường này của các hãng hàng không vẫn đang bằng 0.

Còn với thị trường Đông Bắc Á, tháng 10 vừa qua mới được dỡ bỏ các rào cản. Ngay lập tức Ấn Độ được chọn là một trong những thị trường Quốc tế để bù đắp thiếu hụt và tạo nguồn thu tài chính, nhưng lại vấp phải những rào cản khác, như lượng khách quốc tế vẫn chủ yếu là khách công vụ, thăm thân, kinh doanh, trong khi lượng khách du lịch còn rất hạn chế.

Phát triển hàng không sau dịch: Nhiều nút thắt cần tháo gỡ - Ảnh 1.

Ngành hàng không Việt Nam đã có sự hồi phục đáng kể sau hơn 2 năm ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

"Khách Ấn Độ đến bị vướng visa mặc dù nhu cầu của họ rất lớn. Nhu cầu của một thành phố của Ấn Độ chúng ta mở đến được coi là "mega city" ,tức là 15 - 20 triệu khách và mở số lượng rất là nhiều, mà không bị ảnh hưởng", Giám đốc Điều hành Vietjet Air Đinh Việt Phương cho hay.

Không chỉ khó khăn về nguồn khách, dòng tiền và kế hoạch tài chính của các hãng hàng không cũng bị mất cân đối khi giá xăng dầu có thời điểm tăng tới 170 USD/thùng, gấp đôi so với kịch bản dự kiến về giá nhiên liệu bay. Tỷ giá USD liên tục có sự điều chỉnh cũng khiến lợi nhuận biên của các hãng hàng không không thể tiến kịp, vượt tất cả dự toán tài chính ban đầu.

"Các hỗ trợ của Chính phủ liên quan đến nguồn vốn, dòng tiền để các doanh nghiệp hàng không và du lịch có khả năng để tiếp tục duy trì hoạt động và có sức để bung ra", Trưởng ban Kế hoạch và Phát triển Vietnam Airlines Nguyễn Quang Trung nhận định.

Khó khăn của ngành còn đến từ việc thiếu hụt nhân lực sau đại dịch. Các hãng hàng không hiện nay đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt lao động chuyên môn, nhân viên kỹ thuật. Trong khi chính sách thị thực của Việt Nam còn nhiều rào cản.

"Chúng tôi nhận được các phàn nàn của du khách về yêu cầu phải có các công ty bảo lãnh hoặc bị giới thiệu xin visa qua các đại lý dịch vụ với phí cao. Chúng tôi cũng khuyến nghị việc mở rộng danh sách quốc gia được miễn visa và kéo dài thời hạn visa", ông Chris Farwell, Đại diện Hội đồng Tư vấn du lịch TAB thông tin.

 

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có lợi thế về mở cửa sớm nhất. Tuy nhiên thị trường quốc tế, nơi mang lại hơn 60% doanh thu cho các hãng hàng không Việt vẫn còn gặp nhiều khó khăn để có thể đạt được như mức trước dịch (năm 2019). Nguồn thu phần lớn đang phụ thuộc vào thị trường nội địa.

Theo dự báo của Hiệp hội Hàng không Quốc tế, năm 2023, các hãng hàng không vẫn chịu nhiều áp lực giá, các nguy cơ tiềm ẩn về khủng hoảng kinh tế, lạm phát và hàng không Việt cũng sẽ không nằm ngoài những khó khăn này.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm