Quảng Nam – Đà Nẵng: Thủy điện giảm xả nước phát điện để ứng phó hạn hán, nhiễm mặn
Quảng bá du lịch Đà Nẵng tại hội chợ lớn nhất Ấn Độ / Biệt thự nghỉ dưỡng: Xu hướng chia sẻ doanh thu dần thay thế chia sẻ lợi nhuận
Sau khi Doanh nghiệp Việt Nam đưa tin mùa cạn 2023 khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam sẽ rất khó khăn về nguồn nước do nắng nóng, xâm nhập mặn và lượng mưa ít hơn trung bình nhiều năm, ngày 27/2, TS Lê Hùng (Khoa Xây dựng thủy lợi , thủy điện – Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng) cho biết ông nhận thấy các thủy điện ở thượng nguồn Quảng Nam đã giảm lưu lượng xả nước phát điện trong mấy ngày gần đây.
Thủy điện A Vương ở thượng nguồn Quảng Nam
Theo TS Lê Hùng, thời điểm này tuy các hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn Quảng Nam vẫn nằm trong vùng đảm bảo mực nước min và max của Quy trình liên hồ, nhưng tổng lượng nước xả như nêu trên của hai hồ Sông Bung 4 và A Vương là tương đối lớn. Điều đó có thể sẽ dẫn đến từ giữa tháng 3 trở đi, khi dòng chảy cơ bản bắt đầu thấp cũng như kết hợp với mực nước biển dâng (trong 30 năm qua mực nước triều gia tăng tại Đà Nẵng khoảng 0,1m) thì các thủy điện sẽ không đủ nguồn nước để phát liên tục nhằm đẩy mặn cho TP Đà Nẵng và các huyện, thị của tỉnh Quảng Nam ở vùng hạ du sông Vu Gia.
TS Lê Hùng ghi nhận từ ngày 24/2 đến 7g sáng 27/2/2023, mực nước hồ thủy điện Sông Bung 4 đã tăng từ 219m lên 219.45 m, tức tăng 0.45m cột nước tương đương lượng nước tích vào hồ là 5,21 triệu m3. Cùng thời gian này, mực nước hồ thủy điện A Vương cũng tăng từ 315,16m lên 375,37m (tăng 0.21m cột nước tương đương lượng nước tích vào hồ là 1,84 triệu m3.
“Trong 3 – 4 ngày vừa qua, các thủy điện này đã giảm lưu lượng xả nước phát điện. Có như vậy mới có thể giữ được nguồn nước để sẵn sàng ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn nhằm đảm bảo nguồn nước cấp cho TP Đà Nẵng và các địa phương vùng hạ du sông Vu Gia trong mùa cạn 2023 được dự báo sẽ rất khó khăn”, TS Lê Hùng nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo