Chuyển đổi số

Italia hỗ trợ Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng ứng dụng công nghệ số

DNVN - Ngày 24/2, lãnh đạo Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng cho biết vừa đón tiếp ông Enrico Padula - Tổng Lãnh sự Italia tại TP Hồ Chí Minh cùng các giáo sư của trường Đại học Bách khoa Marche (Italia) và đại diện trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đến thăm và làm việc.

Du khách đến Đà Nẵng tăng cao hơn dự kiến / Quảng bá du lịch Đà Nẵng tại hội chợ lớn nhất Ấn Độ

Theo ông Hồ Tấn Tuấn- Giám đốc Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, chuyến thăm của đoàn lần này nằm trong khuôn khổ hợp tác đề tài Nghị định thư “Nghiên cứu định hướng giải pháp bảo tồn di sản văn hoá cấp quốc gia gắn với phát triển du lịch ở các tỉnh miền Trung trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin” giữa trường Đại học Bách khoa Marche và trường Đại học Khoa học- Đại học Huế.

Tổng Lãnh sự Italia tại TP Hồ Chí Minh Enrico Padula (áo vest cam) và Giáo sư Fausto Pugnaloni (áo đen) tham quan tượng Gajasimha – bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Tổng Lãnh sự Italia tại TP Hồ Chí Minh Enrico Padula (áo vest cam) và Giáo sư Fausto Pugnaloni (áo đen) tham quan tượng Gajasimha – bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Tại buổi làm việc, Tổng Lãnh sự Italia tại TP Hồ Chí Minh Enrico Padula và các chuyên gia bày tỏ mong muốn được nghe Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng thông tin về việc sử dụng công nghệ số cũng như các vấn đề cần được phía Italia hỗ trợ để nâng cao năng lực và phát huy hơn nữa hiệu quả của công nghệ số trong các hoạt động của Bảo tàng.

Tham gia phái đoàn của phía Intalia có Giáo sư Fausto Pugnaloni (Đại học Bách khoa Marche), người đã cùng các đồng sự thực hiện ấn phẩm "Kiến trúc Chămpa - đền tháp tại miền Trung Việt Nam". Theo ông, việc sử dụng công nghệ số sẽ làm tăng tính hấp dẫn của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, đồng thời giúp Bảo tàng này trở thành nơi giới thiệu cho du khách về di sản văn hoá Champa.

Giáo sư Fausto Pugnaloni tìm hiểu các tư liệu, hiện vật đang được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Giáo sư Fausto Pugnaloni tìm hiểu các tư liệu, hiện vật đang được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Ông Hồ Tấn Tuấn bày tỏ mong muốn qua chuyến thăm lần này, phía Italia sẽ giúp Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng trong công tác bảo quản hiện vật, đặc biệt ứng dụng công nghệ để bảo quản một số hiện vật đang bị xuống cấp tại đây. Đồng thời đề nghị Đại học Marche, thông qua việc ứng dụng công nghệ số, có thể hỗ trợ kết nối Bảo tàng Điêu khắc Chăm với các bảo tàng khác ở miền Trung Việt Nam hiện cũng có các bộ sưu tập điêu khắc Chăm.
Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm