Tin tức - Sự kiện

Sáng 10/3: Hơn 3.800 ca COVID-19 nặng đang điều trị; Ra mắt 3 sổ tay chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà

Bộ Y tế cho biết đến nay đã có hơn 2,85 triệu ca COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh; Trung bình số ca COVID-19 mới trong nước 7 ngày qua là 141.797 ca/ngày; Hơn 3.800 F0 nặng đang điều trị; Ra mắt 3 sổ tay chăm sóc sức khỏe cho F0 điều trị tại nhà...

Dự báo thời tiết ngày 10/3/2022: Hà Nội có mưa phùn, trời rét / Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh 3 yếu tố song hành trong đầu tư cao tốc Bắc - Nam

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 5.042.036 ca mắc COVID-19, đứng thứ 21/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 137/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 51.041 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 5.034.498 ca, trong đó có 2.852.397 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (557.003), Hà Nội (491.366), Bình Dương (322.628), Bắc Ninh (203.588), Quảng Ninh (158.445).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 141.797 ca/ngày
Bộ Y tế cho biết đến nay đã có hơn 2,85 triệu ca COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh; Trung bình số ca COVID-19 mới trong nước 7 ngày qua là 141.797 ca/ngày; Hơn 3.800 F0 nặng đang điều trị.

Bộ Y tế cho biết đến nay đã có hơn 2,85 triệu ca COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh; Trung bình số ca COVID-19 mới trong nước 7 ngày qua là 141.797 ca/ngày; Hơn 3.800 F0 nặng đang điều trị.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.855.214 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.878 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.964 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 469 ca; Thở máy không xâm lấn: 97 ca; Thở máy xâm lấn: 344 ca; ECMO: 4 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 91 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.086 ca, chiếm tỷ lệ 0,9% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 34.921.995 mẫu tương đương 80.763.591 lượt người, tăng 177.911 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 198.647.028 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 181.606.863 liều: Mũi 1 là 70.877.968 liều; Mũi 2 là 67.723.146 liều; Mũi 3 là 1.492.023 liều; Mũi bổ sung là 14.335.007 liều; Mũi nhắc lại là 27.178.719 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.040.165 liều: Mũi 1 là 8.745.928 liều; Mũi 2 là 8.294.237 liều
Ca COVID-19 tăng, các địa phương ứng phó ra sao?
Theo thống kê của Bộ Y tế cho thấy tính từ 16h ngày 08/3 đến 16h ngày 09/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 164.596 ca mắc COVID-19 mới, tăng 2.161 ca so với ngày trước đó tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 106.573 ca trong cộng đồng.
Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước với 31.365 ca; tiếp đó là Nghệ An với 10.296 ca mắc mới; Bắc Ninh đứng thứ 3 với 9.068 ca, thứ tư là Phú Thọ 5.594 ca, Sơn La đứng thứ 5 với 4.924 ca mắc mới.
Tiếp sau đó là 36 tỉnh, thành phố khác có số ca mắc COVID-19 từ 1.000 đến 4.100 ca trong ngày hôm qua đó là: Hưng Yên (4.102), Hòa Bình (3.997), Bình Dương (3.993), Nam Định (3.980), Lạng Sơn (3.905), Hải Dương (3.636), Tuyên Quang (3.498), Cà Mau (3.294), Đắk Lắk (3.119), Hải Phòng (3.027), Lào Cai (2.939), Quảng Ninh (2.905), Bắc Giang (2.794), Thái Nguyên (2.790), Điện Biên (2.772), Vĩnh Phúc (2.729), Quảng Trị (2.673), Bình Định (2.620), Thái Bình (2.608), Ninh Bình (2.554), Gia Lai (2.551), Quảng Bình (2.473), TP Hồ Chí Minh (2.463), Hà Nam (2.372), Bình Phước (2.316), Cao Bằng (2.298), Bắc Kạn (2.258), Hà Giang (2.177), Yên Bái (2.064), Lai Châu (1.869), Khánh Hòa (1.861), TP Đà Nẵng (1.758), Lâm Đồng (1.224), Bến Tre (1.182), Thanh Hóa (1.163), Đắk Nông (1.011).
Trước thực tế số ca mắc COVID-19 tăng nhanh và biến chủng phụ BA 2 của biến chủng Omicron đã xuất hiện tại 20/30 quận/huyện trên đia bàn, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan đề xuất các kịch bản, phương án, biện pháp khi số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng trong thời gian tới để kịp thời tham mưu UBND TP, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch TP.
Riêng với Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị chủ động phối hợp với Phòng y tế các quận, huyện, thị xã tham mưu UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các lực lượng liên quan tiếp tục rà soát các trường hợp chưa tiêm đủ liều vaccine, đồng thời tuyên truyền, vận động những người từ chối tiêm vaccine cần thực hiện tiêm chủng.
Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng yêu cầu các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tới người dân, trong đó tập trung vào các nội dung thực hiện nghiêm "thông điệp 5K," hạn chế tụ tập đông người không cần thiết, thường xuyên theo dõi sức khỏe, trang bị kiến thức khi mắc COVID-19 và điều trị tại nhà, nhận biết các dấu hiệu khi chuyển nặng để liên hệ với các cơ sở y tế kịp thời hỗ trợ; tránh tâm lý chủ quan hoặc hoang mang, lo sợ cực đoan không cần thiết.
Đặc biệt, các đơn vị quan tâm đến nhóm đối tượng nguy cơ cao, phụ nữ mang thai chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19.
Tại Bắc Ninh, trước số ca mắc tăng cao mỗi ngày, để giảm tải cho y tế cơ sở và giảm nguy cơ lây nhiễm khi tập trung đông người tại các trạm y tế, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh đề nghị các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các xã, phường, thị trấn trên địa bàn phối hợp triển khai và khuyến khích người dân tự làm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2; đồng thời cử lực lượng (cán bộ văn phòng, Đoàn thanh niên, phụ nữ, giáo viên thành viên tổ phòng, chống COVID cộng đồng, các ban, ngành, đoàn thể khác..) phối hợp với trạm y tế giải quyết các thủ tục hành chính cho bệnh nhân F0 như: viết quyết định cách ly, hết cách ly, hướng dẫn F0 khai báo y tế...
Các địa phương tiếp tục cập nhật danh sách trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn gửi về Sở Y tế để tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhóm tuổi này ngay sau khi có hướng dẫn và phân bổ vaccine của Bộ Y tế. Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong công tác tiêm chủng để nhanh chóng hoàn thành mục tiêu bao phủ tối đa tỷ lệ tiêm vaccine trong quý I/2022.
TP Hồ Chí Minh cũng lên kế hoạch tiếp tục bảo vệ đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao kéo dài đến ngày 31/2/2022. Trong đó UBND TP yêu cầu tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ, người sống chung, người cùng gia đình của người thuộc nhóm nguy cơ; đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tổ chức tiêm lưu động tại nhà cho những người không thể di chuyển được, hoàn thành trước ngày 17/3/2022.
Ra mắt bộ sổ tay chăm sóc sức khỏe cho F0 điều trị tại nhà
Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam vừa phối hợp với các Bệnh viện, trường đại học khối ngành y dược cho ra mắt bộ 3 sổ tay chăm sóc sức khỏe cho F0 điều trị tại nhà, gồm: "Sổ tay chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà", "Sổ tay sử dụng thuốc an toàn tại nhà" (cập nhật sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir), "Sổ tay chăm sóc sức khỏe thai phụ trong dịch COVID-19".
Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam Nguyễn Hữu Tú chia sẻ: Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, dự đoán số ca mắc COVID-19 sẽ có chiều hướng tăng nhanh trên cả nước, Thường trực Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã nhanh chóng triển khai phối hợp với các đơn vị chuyên môn khẩn trương hoàn thành bộ 3 sổ tay nhằm cung cấp thêm công cụ cho các y bác sĩ và tình nguyện viên Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành và y tế cơ sở trong việc hỗ trợ bệnh nhân F0 điều trị tại nhà.
Bộ 3 sổ tay góp phần chủ động các biện pháp phòng, tránh, chăm sóc đối với các khối đối tượng nguy cơ, đối tượng cần quan tâm đặc biệt như người có bệnh lý nền, bệnh nhi, thai phụ cũng như cung cấp kiến thức sử dụng thuốc và các công cụ hỗ trợ điều trị khi những sản phẩm này trở lên dễ tiếp cận hơn với người dân.
Bộ sổ tay được trình bày đơn giản, dễ hiểu, khoa học, với nhiều hình ảnh trực quan, gần gũi, nội dung ngắn gọn nhưng đầy đủ, ngoài ra còn cung cấp nhiều tiện ích như hệ thống bảng theo dõi, bảng vi chất đã được đo lường khoa học, chi tiết, kèm theo hệ tham chiếu tính theo các đơn vị tương ứng, tác dụng cụ thể…
Đây là kết quả của sự nghiên cứu, đúc kết từ thực tiễn chăm sóc hơn 40% số bệnh nhân F0 cả nước, được chỉ định điều trị tại nhà. Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã tham khảo, lấy ý kiến từ nhiều chuyên gia đầu ngành để trong thời gian ngắn hoàn thành bộ tài liệu hoàn chỉnh này.
Bộ tài liệu được phát hành rộng rãi dưới dạng file ảnh và file sách điện tử, có thể tải về tại địa chỉ: https://bit.ly/3vPXNxG hoặc trên trang facebook chính thức và website của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,49 triệu ca mắc COVID-19 và trên 5.700 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã vượt 451 triệu ca, trong đó trên 6,04 triệu ca tử vong.
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Hàn Quốc (342.446 ca), Đức (191.973 ca) và Hà Lan (74.236 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (645 ca), Mỹ (634 ca) và Brazil (562 ca).
Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 81 triệu ca mắc COVID-19 và trên 988.000 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 42,9 triệu ca mắc và trên 515.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 29,1 triệu ca mắc và trên 653.000 ca tử vong
Số liệu thống kê do Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố cho thấy số ca COVID-19 nhiễm dòng phụ BA.2 của biến chủng Omicron tại Mỹ đã tăng gấp đôi sau mỗi tuần trong tháng vừa qua.
Hiện các chuyên gia y tế đang theo dõi chặt chẽ dòng phụ BA.2 này - hay còn gọi là "Omicron tàng hình", đồng thời kêu gọi người dân không chủ quan lơ là các biện pháp phòng dịch vì dịch COVID-19 diễn biến khó lường.
CDC ước tính "Omicron tàng hình" là nguyên nhân gây ra 11,6% số ca mắc mới COVID-19 tại Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 5/3 vừa qua.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm