Sáng 14/2: Có 366 ca COVID-19 nặng thở máy, ECMO; Hơn 1 triệu học sinh từ nầm non đến lớp 6 tại TP HCM đi học
Thức ăn chăn nuôi tăng giá sau kỳ nghỉ Tết / Đề nghị Chủ tịch Đà Nẵng tặng Bằng khen cho 4 Sở
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.510.860 ca mắc COVID-19, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 25.427 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.503.698 ca, trong đó có 2.223.937 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (515.851), Bình Dương (293.300), Hà Nội (168.514), Đồng Nai (100.063), Tây Ninh (88.749).
Bộ Y tế cho biết đến nay có hơn 2,22 triệu người mắc COVID-19 ở Việt Nam đã khỏi bệnh; Trong số các ca đang điều trị hiện có 366 ca nặng phải thở máy, can thiệp ECMO;
Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.226.754 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.610 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 1.943 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 301 ca; Thở máy không xâm lấn: 81 ca; Thở máy xâm lấn: 269 ca; ECMO: 16 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 89ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.946 ca, chiếm tỷ lệ 1,6% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.713.695 mẫu tương đương77.773.547 lượt người, tăng55.724 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 185.731.134 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.212.013 liều, tiêm mũi 2 là 74.723.923 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 31.795.198 liều.
Hơn 1 triệu học sinh từ mầm non đến lớp 6 tại TP Hồ Chí Minh đến trường sau thời gian dài nghỉ học vì COVID-19Sáng nay 14/2, hơn 1 triệu học sinh từ mầm non đến lớp 6 ở TP Hồ Chí Minh đã chính thức đi học lại sau 9 tháng ở nhà học online để phòng tránh dịch COVID-19. Học sinh từ lớp 7 đến 12 ở TP Hồ Chí Minh đã đến trường trước đó.
Ông Dương Anh Đức, phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, đã có mặt tại Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu để động viên tinh thần các thầy cô giáo.
Ông Đức đã đi kiểm tra cơ sở vật chất của nhà trường, các phương tiện phục vụ công tác phòng chống dịch, đồng thời cũng lưu ý: Thầy cô giáo nên phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, hướng dẫn cho họ thật kỹ lưỡng để chuẩn bị cho con em đi học an toàn.
Khi thấy học sinh có biểu hiện sức khỏe bất thường thì cần báo ngay cho giáo viên. Việc hướng dẫn nhằm để phụ huynh yên tâm cho con em đi học chứ không phải để họ hoang mang, lo lắng".
Sở Giáo dục - đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết có hơn 80% phụ huynh học sinh tiểu học và gần 70% phụ huynh học sinh từ 3 - 6 tuổi đăng ký cho con em đi học trực tiếp đợt này.
Theo kế hoạch của sở, học sinh tiểu học TP Hồ Chí Minh sẽ đi học trực tiếp trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc.
Đối với các học sinh đi học trực tiếp, giáo viên tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập theo nhóm, có giải pháp củng cố, bồi dưỡng kiến thức đối với những học sinh chưa học trực tuyến hoặc có học trực tuyến nhưng không đạt được yêu cầu về phẩm chất, năng lực.
Đối với các học sinh chưa đi học trực tiếp, sẽ tiếp tục học từ xa, hoàn thành các nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của giáo viên.
Cũng theo Sở Giáo dục - đào tạo TP Hồ Chí Minh, từ ngày 21/2, các trường tiểu học sẽ thực hiện giảng dạy chương trình tuần 20 của năm học. Việc kiểm tra định kỳ dành cho học sinh khối 1, 2 sẽ được thực hiện vào tuần 21.
Hà Nội: Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm nếu bỏ sót các đối tượng nguy cơ chưa tiêm vaccine phòng COVID-19Ngày 13/2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký ban hành văn bản về việc rà soát, tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng nguy cơ mắc COVID-19.
Theo đó, để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm chủng vaccine nhằm bảo vệ cho người dân, đặc biệt ở nhóm người trên 50 tuổi, người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 nhằm giảm tỷ lệ chuyển nặng, tỷ lệ tử vong, UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương chỉ đạo các lực lượng tiếp tục rà soát, tuyên truyền, vận động và tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ, các trường hợp trong độ tuổi nhưng chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ liều, người từ chối tiêm trên địa bàn;
Tiếp tục rà soát kỹ người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, người có nguy cơ cao không thể đến các điểm tiêm chủng để tổ chức tiêm tại nhà, đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi bổ sung, tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ, người sống chung, người cùng gia đình thuộc nhóm nguy cơ đã tiêm đủ liều cơ bản;thực hiện nghiêm chiến dịch cao điểm tiêm chủng mùa xuântheo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai "thần tốc" và "thần tốc hơn nữa" việc tổ chức tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại theo hướng dẫn của ngành Y tế, phấn đấu hoàn thành việc tiêm phủ mũi bổ sung, mũi nhắc lại trong quý I năm 2022.
Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố nếu bỏ sót các đối tượng nguy cơ và kết quả tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn quản lý.
Chủ tịch UBND TP yêu cầu Sở Y tế chịu trách nhiệm đảm bảo đủ cơ số thuốc, vaccine tiêm chủng phòng COVID-19; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng trên; hướng dẫn, phối hợp với các địa phương để triển khai thực hiện đảm bảo an toàn trong công tác tiêm chủng.
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 14/2 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 412.018.396 ca COVID-19, trong đó có 5.833.545 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 1.423.517 và 5.228 ca tử vong mới.Số bệnh nhân bình phục đã đạt 332.278.129 người, 73.906.722 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 87.186 ca nguy kịch. Trong 24 giờ qua, Nga dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 197.949 ca nhiễm mới; Đức đứng thứ hai với 108.216 ca; tiếp theo là Pháp (86.562 ca). Nga cũng đứng đầu về số ca tử vong mới, với 706 người chết trong ngày; tiếp theo là Mexico (579 ca) và Ấn Độ (378 ca).
Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 79.317.610 người, trong đó có 943.253 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 42.664.712 ca nhiễm, bao gồm 509.043 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 27.479.963 ca bệnh và 638.362 ca tử vong. Cả hai quốc gia này đã trở thành một điểm nóng lây nhiễm do làn sóng Omicron. Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 144 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với trên 108,2 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 93 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 52 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 11,3 triệu ca và châu Đại Dương trên 3,1 triệu ca nhiễm. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh