Sáng 26/3: Ca mắc mới COVID-19 trung bình tuần qua giảm mạnh, còn 130.146 F0/ngày
Đà Nẵng: Chuyển Cơ quan điều tra 12 hồ sơ liên quan lao động nước ngoài có dấu hiệu vi phạm pháp luật / “Con số biết nói” về lãng phí qua giám sát tối cao của Quốc hội
Ngày 25/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận108.979 ca mắc COVID-19 mới, giảm 11.035 ca so với ngày trước đó tại 62 tỉnh, thành phố (trong có 83.428 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng). Đây là ngày thứ 9 liên tiếp số ca mắc mới trong ngày giảm tính từ ngày ghi nhận số mắc kỷ lục trên 180.000 ca (ngày 16/3);
5 tỉnh, thành phố ghi nhận ca mắc COVID-19 nhiều nhất trong ngày như sau: Hà Nội (10.803), Phú Thọ (4.555), Nghệ An (4.023), Yên Bái (3.997), Đắk Lắk (3.925); có 33 tỉnh, thành phố ghi nhận số ca mắc từ 1.000- trên 3.600 ca;
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 130.146 ca/ngày
Ca mắc mới COVID-19 trên cả nước giảm liên tục trong các ngày qua.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có8.761.252 ca mắc COVID-19, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 88.634 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 8.753.543 ca, trong đó có 4.998.747 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.240.393), TP Hồ Chí Minh (589.834), Bình Dương (369.834), Nghệ An (368.703), Hải Dương (332.330).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 25/3 là 175.540 ca-nhiều hơn số mắc khoảng hơn 65.000 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi đến nay lên 5.001.564 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.889 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.188 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 319 ca; Thở máy không xâm lấn: 84 ca; Thở máy xâm lấn: 292 ca; ECMO: 6 ca
Số bệnh nhân tử vong:Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 65 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.196 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19Tổng số liềuvaccine phòng COVID-19đã được tiêm là 204.566.009 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 187.444.998 liều: Mũi 1 là 71.195.421 liều; Mũi 2 là 67.958.781 liều; Mũi 3 là 1.499.176 liều; Mũi bổ sung là 14.789.217 liều; Mũi nhắc lại là 32.002.403 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.121.011 liều: Mũi 1 là 8.778.817 liều; Mũi 2 là 8.342.194 liều.
Hà Nội: Giải quyết chế độ nghỉ ốm cho hơn 49 nghìn lượt F0 trong tuần quaTại Hà Nội, địa phương liên tục đứng đầu về số ca mắc mới COVID-19, trong ngày 25/3 ghi nhận 10.803 ca mắc COVID-19. Đây là mức thấp nhất khoảng vài tuần qua.
Hiện toàn TP có hơn 264.300 người mắc COVID-19 đang điều trị, theo dõi, giảm gần 14.000 ca so với ngày trước.
Tại hội nghị giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Hà Nội diễn ra hôm qua, phó giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho hay từ ngày 18 đến 24/3, Hà Nội ghi nhận 123.134 F0, 28 trường hợp tử vong; trung bình ghi nhận 17.591 ca bệnh/ngày, giảm 39,3% so với kỳ báo cáo trước.
Theo Sở Y tế Hà Nội, thành phố đã bước qua đỉnh dịch, tuy nhiên không được phép chủ quan mà cần tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch và theo dõi diễn biến trong thời gian tới.
Đại diện Bảo hiểm xã hội thành phố cho biết, tuần qua đơn vị tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan để giải quyếthơn 61.000 lượt lao động bị F0 đến giải quyết chế độ nghỉ ốm, trong đó đã xử lý được hơn 49.000 lượt người với hơn 59 tỷ đồng và số còn lại chưa giải quyết được do thiếu hồ sơ.
Phú Thọ: Tổ chức dạy học phù hợp với tình hình, diễn biến dịch COVID-19Ngày 25/3, UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo tổ chức dạy học phù hợp với tình hình, diễn biến dịch COVID-19.
Theo đó, đối với giáo dục mầm non, các cơ sở giáo dục căn cứ tình hình, điều kiện thực tế phối hợp với phụ huynh thống nhất phương án chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp, trên cơ sở tự nguyện và đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Đối với giáo dục Tiểu học, Trung học Cơ sở, UBND các huyện, thị, thành phối hợp với Sở GD&ĐT, chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục trực thuộc, phối hợp với cơ quan y tế đánh giá thực trạng về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn; quyết định hình thức tổ chức dạy học phù hợp (trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến từ ngày 28/3). Ưu tiên bố trí dạy học trực tiếp đối với học sinh lớp 9.
Đối với THPT, Giáo dục thường xuyên, Sở GD&ĐTphối hợp với UBND huyện, thị, thành thống nhất, quyết định việc tổ chức dạy học phù hợp với tình hình, diễn biến dịch bệnh đối với từng cơ sở giáo dục. Ưu tiên bố trí dạy học trực tiếp đối với học sinh lớp 12.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở GD&ĐT và UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học trực tiếp (nếu có) phải đảm bảo an toàn, thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Đánh giá cấp độ dịch theo cấp xã, phường, thị trấn, hiện Phú Thọ không có xã/phường ở cấp độ 4; 223 xã/phường/thị trấn cấp độ 3; không có xã/phường/thị trấn cấp độ 2; 2 xã cấp độ 1.
Lạng Sơn: Lập "Mạng lưới tình nguyện viên hỗ trợ điều trị COVID-19 tại nhà"Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ và Đoàn cơ sở BVĐK tỉnh Lạng Sơn đã thành lập "Mạng lưới tình nguyện viên hỗ trợ điều trị COVID-19 tại nhà" với sự tham gia của 16 bác sĩ thuộc các chuyên khoa và có nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.
Qua 2 tuần hoạt động, nhóm đã hỗ trợ cho gần 1.100 lượt người trong tỉnh. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bệnh nhân ngoài tỉnh gọi điện, nhắn tin để được tư vấn. Sự tận tình, chu đáo của các bác sỹ đã nhận được nhiều phản hồi tích cực và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân.
Thông qua hình thức công khai số điện thoại của các tình nguyện viên trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội và thành lập nhóm zalo tư vấn, các bệnh nhân F0 có thể gọi điện trực tiếp hoặc để lại số điện thoại để được các bác sỹ tư vấn.
Thời gian hỗ trợ tư vấn vào tất cả các ngày trong tuần, buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 20 giờ hằng ngày.
Tùy vào chuyên môn, mỗi tình nguyện viên được phân công phụ trách tư vấn cho từng nhóm bệnh nhân mắc COVID- 19 khác nhau như: bệnh nhi, bệnh nhân sản phụ, người cao tuổi (trên 65 tuổi) có bệnh nền, bệnh nhân có bệnh nền ung thư và bệnh nhân thông thường.
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 26/3 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 479.282.904 ca mắcCOVID-19, trong đó có 6.137.456 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 1.434.957 và 4.001 ca tử vong mới. Số bệnh nhân bình phục đã đạt 413.763.232 người, 59.382.216 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 59.490 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về ca mắc mới với 339.396 ca; Đức đứng thứ hai với 276.746 ca; tiếp theo là Pháp (143.571 ca). Nga đứng đầu về số ca tử vong mới, với 398 người tử vong trong ngày; tiếp theo là Hàn Quốc 392 ca và Mỹ với 374 ca. Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca mắc tại Mỹ đến nay là 81.579.680 người, trong đó có 1.002.719 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 43.016.372 ca nhiễm, bao gồm 516.785 ca tử vong. Brazil xếp thứ ba với 29.802.257 ca bệnh và 658.566 ca tử vong. Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với gần 175 triệu ca, tiếp đến là châu Á với trên 135,7 triệu ca. Bắc Mỹ ghi nhận gần 96,3 triệu ca, Nam Mỹ là trên 55,91 triệu ca, tiếp đến là châu Phi 11,7 triệu ca và châu Đại Dương trên 5 triệu ca. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo