Tin tức - Sự kiện

Thay đổi tư duy để phát triển sản xuất nông nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhiều nông dân xuất sắc cho biết, việc tiếp cận nguồn vốn là 1 trong những khó khăn đối với các hợp tác xã nông nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng, yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp là cần thay đổi tư duy để thích hợp với các yêu cầu hội nhập.

Tái cơ cấu ngành công nghiệp - Bài cuối: Tạo động lực tăng trưởng mới / Đà Nẵng: Ưu tiên đầu tư công cho các công trình, dự án du lịch

Chú thích ảnh
Nông dân chăm sóc cây trồngở Hợp tác xã Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN

Tạo điều kiện để hợp tác xã tiếp cận nguồn vốn

Ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Hợptác xãMỳ Chũ Nam Thể (Lục Ngạn, Bắc Giang)cho biết, hiện nay, các sản phẩm của Hợptác xãđược tiêu thụ rộng rãi ở khắp các tỉnh, thành phố trong nước như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên… Hợp tác xã ký hợp đồng với các hệ thống siêu thị GO, Coop Mart, Hapro; đồng thời liên kết qua các Công ty, đại lý xuất khẩu sang nhiều nước như: Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước EUgiúp cho hợptác xãtiêu thụ từ 35 - 40 tấn sản phẩm mỳ gạo/tháng.

Sản phẩm Mỳ gạo Chũ Nam Thể được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chứng nhận sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu; Cục Nông nghiệp Địa phương (Bộ Công Thương) chứng nhận là sản phẩm tiêu biểu cấp khu vực; Bộ trưởng Bộ Công Thương chứng nhận sản phẩm tiêu biểu cấp quốc gia; đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao; Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý độc quyền từ 2010.

Có thể khẳng định, thị trường tiêu thụ Mỳ Chũ của Hợptác xãđang rất tốt, bán rất chạy. Chính vì bán chạy, nhãn hiệu Mỳ Chũ đang bị nhiều cơ sở làm nhái, làm giả để trục lợi bất chính.

Từ việc nhãn hiệu Mỳ Chũ bị làm giả, ông Nguyễn Văn Nam kiến nghị, Nhà nước cần cơ chế để bảo vệ thương hiệu nông sản trong nước. Đồng thời, có chế tài xử lý thật nặng đối với những đối tượng cố tình làm giả, làm giả những thương hiệu đã được cơ quan Nhà nước cấp chứng nhận bảo hộ.

 

Theo ông Phan Văn Thủ (Hợp tác xã Dịch vụ thương mại Nông nghiệp Cây Trôm, Long An), trước những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, việc sản xuất tập trung, khép kín quy trình sản xuất để đảm bảo minh bạch truy xuất nguồn gốc là tất yếu và việc này cần nguồn vốn rất lớn để Hợptác xãđầu tư. Tuy nhiên,một hạn chế là Hợptác xãđang khó tiếp cận vốn vay của các ngân hàng do không có tài sản chung, tải sản không chia của hợptác xã.

Hiện nay, các hợptác xãchủ yếu được hỗ trợ vốn vay từ Quỹ phát triển hợptác xã, chủ yếu từ Liên minh Hợptác xã, nhưng số vốn vay tối đa chỉ được 1 tỷ đồng/hợptác xãnhư hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất.

“Chúng tôi mong muốn được các cấp ngành, các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi để hợp tác xã có thể được tín chấp bằng các dự án hoặc tài sản sẵn có, thay vì phải tín chấp bằng tài sản cá nhân, đáp ứng nhu cầu vay vốn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã”, ôngPhan Văn Thủchia sẻ.

Giải đáp về vấn đề này,Phó TổngGiám đốcNgân hàng Agribank Lê Hồng Phúc cho biết, trong 1.200 hợptác xãvay tín dụng qua hệ thống của Agribank, đã có 653 hợptác xãchiếm 1/3 dư nợ trong toàn hệ thống Ngân hàng. NgânhàngAgribank đang nỗ lực để đẩy mạnh tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; cógần 70% vốn của Agribank nằm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và đây là thị trường nòng cốt.

Theo ông Lê Hồng Phúc, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đang có những chính sách "rất mở" giao cho các Ngân hàng thương mại để quyết định mức độ không đảm bảo tài sản đối với các tổ chức, hợptác xã.Agribankđã có nhiều phương án nhưng vẫncó những hạn chế dophía các hợptác xãđầu tiên vốn tự có chưa đáp ứng, nếu vay của dự án trung hạn phải đến 25% vốn tự có (vay 100 tỷ đồng thì phải có 25 tỷ đồng đối ứng).Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo tài chính minh bạch, bài bản, thẩm định cũng chưa hoàn thiện; tài sản cũng là vấn đề, Ngân hàng đã thẩm định 70-80% trong chuỗi để doanh nghiệp, hợptác xãchuỗi giá trị rất ít.

 

Nhiều hợptác xãcó nhà lưới, nhà xưởng nhưng tài sản đó đi đồng bộ với giấy tờ đất, kể cả đất thuê bị thế chấp chưa đảm bảo tính pháp luật. Bên cạnh đó, tính trách nhiệm của các thành viên trong doanhnghiệp, hợptác xãchưa cao, chưa chặt chẽ, vì vậy trong Agribank số lượng hợptác xãdư nợ quá hạn do những năm trước còn cao ảnh hưởng tới cho vay.

Qua diễn đàn này,ôngLê Hồng Phúcmong muốn,Chính phủ, các ngành có những giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ hợptác xã được phát triển hơn và bản thân hợptác xã cũng cầntháo gỡ những hạn chế, từ đó ngânhàngmới có những cơ hội mang tín dụng đến với các hợptác xã.

Thay đổi tư duy để phát triển

Chia sẻ về việcchuyển đổi tư duy từsản xuất nông nghiệp sang tư duy về kinh tế nông nghiệp,Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thônNguyễn Quốc Trị phân tích, tư duy sản xuất nông nghiệp là sản xuất tập trung vào coi trọng sản lượngvànhiều nông dânđangsản xuất dựa trên cái mình có chứ không hoặc ít theo tín hiệu của thị trường.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn cho rằng, cần chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường và đạt được lợi nhuận cao nhất có thể. Đồng thời, tạo ra những sản phẩm “xanh” gắn với chế biến, đáp ứng nhu cầu của thị trường theo hướng “tiêu dùng xanh’; chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang chuỗi giá trị ngành hàng.

 

Để làm được điều đó, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị đưa ra một số giải pháp cụ thể như: Phải hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường; tổ chức các khâu quan trọng trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, bảo đảm phát triển bền vững; xây dựng các vùng chuyên canh đảm bảo tiêu chuẩn bền vững. Hình thành một số cụm công nghiệp và dịch vụ sản xuất nông nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, hình thành vùng nguyên liệu tập trung.

Bêncạnh đó, thúc đẩy hợp tác, liên kết, phát triển chuỗi giá trị ngành hàng, thu hút doanh nghiệp đầu tàu vào dẫn dắt chuỗi giá trị, liên kết với các hợptác xã, tổ hợp tác; phát triển các mô hình nông nghiệp tiên tiến, tuần hoàn, hữu cơ, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao…

Đồngthời, phát triển cảnh quan nông thôn gắn với làng sinh thái, đảm bảo môi trường xanh, sạch; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên, xử lý phụ phế phẩm; xây dựng hệ thống cảnh báo dự báo, xác định rủi ro. Đặc biệt là phát triển thị trường trong và ngoài nước đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản.

Nóivề hợp tác kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, Tùy viên Nông nghiệp, Đại sứ quán Hoa Kỳ James Yi, chobiết, hiện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có quan hệ hợp tác về thương mại lớn nhất, với tổng kim ngạch về thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia đạt khoảng 1,6 nghìn tỷ USD.Từ năm 1995, mối quan hệ thương mại song phương giữa hai quốc gia đã phát triển mạnh mẽ, kim ngạch song phương đã mở rộng, tăng trên 300 lần.Năm2022, thương mại hàng nông sản giữa hai quốc gia đạt 9,8 tỷ USD, Việt Nam trở thành quốc gia nhập hàng nông sản từ Hoa Kỳ lớn thứ 9.

“Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu hàng nông sản số 1 của Việt Nam.Sự tăng trưởng tuyệt vời này có được là nhờ sự hợp tác chặt chẽ từ các cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp, người nông dân nói chung”, ông James Yinhấn mạnh.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm