Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không cực đoan, thái quá, cần nghiên cứu kỹ việc thực hiện giãn cách xã hội
Đà Nẵng công bố ca thứ 3 nghi mắc mới COVID-19: Một cô gái Lăng Cô, nhân viên bar New Phương Đông / Phong tỏa, truy tìm F1 của bệnh nhân nhiễm Covid-19 trong cộng đồng ở Nghệ An
Tại cuộc họp, Thủ tướng khẳng định Việt Nam về cơ bản đã kiểm soát được tình hình, tuy nhiên nguy cơ vẫn còn rất cao do khả năng lây nhiễm từ các chuyên gia, người Việt Nam từ các nước và thực hiện cách ly không đúng quy định; lây nhiễm do nhập cảnh trái phép từ các nước láng giềng; sự chủ quan, lơ là với phòng, chống dịch của nhiều địa phương, cơ quan đơn vị; nhiều người dân không đeo khẩu trang, tập trung đông người trong dịp nghỉ lễ dài ngày; việc kiểm soát nhập cảnh và quản lý cách ly còn có sơ hở…
Đợt bùng phát dịch lần thứ 4 được xác định là khó khăn hơn, phức tạp hơn do sự xuất hiện của các biến chủng mới của virus, đặc biệt là biến chủng B.1617 được phát hiện tại Ấn Độ. Dịch bệnh xuất hiện cùng lúc tại nhiều địa phương. Xuất hiện các ca bệnh tại các cơ sở y tế.
Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực rất phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của các cấp chính quyền, sự tham gia của nhân dân, nhờ đó, đến giờ này chúng ta cơ bản kiểm soát được tình hình tốt hơn nhiều nước xung quanh, tiếp tục vững tin vào công tác phòng, chống dịch.
Liên quan đến những ca bệnh ghi nhận trong nước trong những ngày gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, một nguyên nhân rất cơ bản là do sự lơ là, chủ quan, mất cảnh giác của cấp ủy, chính quyền nhiều địa phương, của một bộ phận nhân dân. Cộng với ngày nghỉ lễ kéo dài, lượng người đi lại, giao lưu rất lớn, dịch bệnh lại diễn biến nhanh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng thời gian qua nổi lên 2 vấn đề. Cụ thể, thứ nhất là, xuất nhập cảnh trái phép và quản lý cư trú trái phép.
Về việc này, Thủ tướng đề nghị Bộ Công an rà soát, kiểm điểm, đánh giá, quản lý tình trạng này. Đặc biệt, hệ thống chính trị cần phát huy sức mạnh nhân dân trong giám sát.
Thứ hai, Thủ tướng nhận định khâu tổ chức thực hiện còn yếu, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Do đó, cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ cơ sở, quy trách nhiệm cho cơ sở nếu không làm tốt. Cả hệ thống chính trị cần vào cuộc chống dịch, bao gồm cả Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, công an cơ sở, dân quân tự vệ.
Thủ tướng nhấn mạnh: "Xử lý nghiêm, công khai các trường hợp vi phạm, kể cả với cán bộ, công chức. Được giao trách nhiệm, được giao quyền sử dụng công cụ Nhà nước mà không làm thì ai làm? Ai không làm thì đứng ra một bên. Cái gì đúng thì động viên, cái gì chưa làm được phải cố gắng khắc phục, truy cứu trách nhiệm".
Thủ tướng nhận định tăng cường kỷ luật cũng là một biện pháp chống dịch để đạt được mục tiêu cao nhất là khắc phục hậu quả dịch, đảm bảo an ninh, an toàn, an dân, bảo vệ sức khỏe cộng đồng; đồng thời, thực hiện mục tiêu kép.
Trước làn sóng dịch thứ 4, Thủ tướng đặt ra những nhiệm vụ cụ thể. Đó là, thứ nhất, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phát huy vai trò lãnh đạo của đảng, tổ chức quản lý của các cấp chính quyền.
"Ta chuyển từ trạng thái chủ yếu phòng ngự sang kết hợp hài hòa giữa phòng ngự và tấn công, nhưng tấn công là chính", người đứng đầu Chính phủ nhắc lại.
Với tinh thần đó, ông yêu cầu tăng cường biện pháp về công nghệ cũng như các giải pháp giám sát, kiểm tra. Đặc biệt là thực hiện nghiêm nguyên tắc "5K + vaccine".
Thứ hai, Thủ tướng yêu cầu tinh thần chung là phân cấp. Tỉnh, huyện, xã, thôn và mỗi cá nhân phải tự lo cho bản thân và cộng đồng mình. Quán triệt tinh thần tăng phân cấp trong kiểm tra, giám sát.
Nói về chính sách phòng, chống dịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định các địa phương "khi quá tả, lúc quá hữu", khi lơ là chủ quan, lúc hoảng hốt sợ sệt.
Các địa phương áp dụng giãn cách xã hội theo phân cấp phải đảm bảo gọn nhất có thể, tránh tối đa tác động đến xã hội, đảm bảo thông quan hàng hóa, nguyên liệu qua địa bàn.
Trải qua 3 đợt dịch, Thủ tướng cho rằng đợt sau khó khăn hơn, thiệt hại lớn hơn thì kinh nghiệm cũng phải lớn lên.
"Thái Bình nghiên cứu kỹ việc thực hiện giãn cách xã hội, cần xin thêm ý kiến Phó Thủ tướng, bộ trưởng nếu cần, tránh áp dụng cực đoan", Thủ tướng đặc biệt lưu ý.
Thủ tướng cũng yêu cầu Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 cần cụ thể hóa rất rõ khi thiết kế thể chế, công cụ, cơ chế chính sách, rõ địa chỉ, rõ trách nhiệm. Tuy nhiên, phải làm sao để đơn giản về từ ngữ, dễ nhớ, dễ nghe, dễ hiểu, dễ kiểm tra, đánh giá.
Thủ tướng đề nghị hệ thống chính trị ở các cấp, trong công tác phòng, chống dịch có khó khăn, thiếu thốn phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp, nhưng mục tiêu phải bảo đảm. “Mục tiêu ta chọn rồi, việc ta chọn rồi, người chúng ta đã chọn mà việc không hoàn thành thì phải chịu trách nhiệm”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo