Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất tăng mức hưởng BHTN lên 75%, Bộ LĐ-TB-XH nói gì?
Thúc đẩy giải ngân các dự án thuộc các Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội / Đà Nẵng: Sẽ phá dỡ 3 chung cư đã xuống cấp
Theo quy định tại Luật Việc làm hiện hành, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Liên quan đến quy định này, góp ý cho dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng lên 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi người lao động thất nghiệp.
Người hưởng hưu không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Bên cạnh đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề xuất đối với những người đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng đến khi nghỉ hưu mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp lần nào thì được hưởng 50% số tiền đã đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ tháng 145 trở đi, cứ tham gia thêm đủ 12 tháng thì được hỗ trợ thêm 0,1 tháng trợ cấp thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Phản hồi các đề xuất trên, tại bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân về đề nghị xây dựng dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vẫn bảo vệ quan điểm giữ nguyên mức trợ cấp thất nghiệp theo quy định hiện hành (60% mức bình quân tiền lương).
Theo Bộ LĐ-TB-XH, mức hưởng này là mức thu nhập tối thiểu để giảm bớt khó khăn cho người lao động khi bị mất việc làm, phù hợp với điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế hiện nay.
Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB-XH cho rằng bảo hiểm thất nghiệp là loại hình bảo hiểm ngắn hạn, mang tính chia sẻ rủi ro nên đề nghị giữ nguyên quy định người lao động đến khi nghỉ hưu chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp lần nào không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tương tự, Bộ LĐ-TB-XH cũng bảo lưu đề xuất giữ nguyên quy định như hiện nay đối với quy định người lao động chỉ được hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp tương ứng với 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, thời gian đóng trên 144 tháng không được bảo lưu.
Theo lý giải của Bộ LĐ-TB-XH thì việc không bảo lưu đối với thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng là kế thừa quy định hiện hành, phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Mặt khác, bảo hiểm thất nghiệp là chế độ ngắn hạn, hỗ trợ thu nhập cho người lao động khi bị mất việc làm, không thể thay thế cho toàn bộ thu nhập của họ trong khoảng thời gian dài (trên 12 tháng). Việc quy định mức hưởng tối đa sẽ góp phần thúc đẩy người lao động nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động thông qua các hỗ trợ khác như tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi