Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động nhất châu Á
Điều động ông Nguyễn Văn Hiếu làm Bí thư Thành ủy Cần Thơ / Bộ Xây dựng yêu cầu sửa quy chuẩn phòng cháy chữa cháy
Nền kinh tế Việt Nam được nhận định vẫn đối mặt nhiều thách thức, đặc biệt là sụt giảm nhu cầu từ bên ngoài do các tác động từkinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang nỗ lực vượt khó bằng việc thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy nhu cầu trong nước nhằm duy trì tăng trưởng bền vững trong nửa cuối năm nay. Đây là nhận định từ báo chí quốc tế tuần qua.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều thách thức, các công ty tại châu Á - Thái Bình Dương đang chuyển dần sang Việt Nam và Philippines để tìm kiếm nhân tài có kỹ năng với giá cả phải chăng - nhận định từ tờ Business Times của Singapore. Tờ báo trích dẫn báo cáo cho biết, nhu cầu tìm kiếm ứng viên tại hai quốc gia này trong quý đầu năm nay đã tăng 300% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, kênh tài chính uy tín CNBC trích dẫn phỏng vấn lãnh đạo công ty Dragon Capital cho biết, lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại Việt Nam, đồng thời cho rằng tăng trưởng giảm tốc của Việt Nam nửa đầu năm chỉ là tạm thời.
Giáo sư David Dapice - Chuyên gia kinh tế cao cấp, Trung tâm Ash, Đại học Harvard nhận định: "Tôi nghĩ rằng tiềm năng tăng trưởng trong trung hạn là không tệ. Dòng vốn FDI vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam. Nguồn nhân lực dồi dào sẽ thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam. Vì vậy, trong một hoặc hai năm tới, tôi nghĩ mọi thứ sẽ được cải thiện đáng kể".
Việt Nam vẫn đang nỗ lực vượt khó bằng việc thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy nhu cầu trong nước. Ảnh minh họa.
Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt nhiều thách thức. Trang Bloomberg đưa tin, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% của Việt Nam trong năm nay có thể sẽ gặp phải những khó khăn.
"Chúng tôi nhận thấy là nền kinh tế đang chậm lại do đang phải đối mặt với tác động bên ngoài khi xuất khẩu sang Mỹ, EU giảm. Tuy nhiên, vẫn có hai điều tích cực đó là dù xuất khẩu chậm lại nhưng nhu cầu trong nước vẫn đang mạnh mẽ, doanh số bán lẻ tiếp tục ổn định. Số liệu tháng 4 cho thấy mức tăng trưởng 11,5% so với cùng kỳ, đây là con số khá tốt. Điều thứ hai là chúng tôi hi vọng đến nửa cuối năm tăng trưởng sẽ bền vững hơn khi kinh tế Mỹ, EU bắt đầu phục hồi thì xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng sẽ phục hồi", bà Dorsati Madani - Chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đánh giá.
Về tổng quan, tờ Korea Times nhận định Việt Nam đang vươn lên thành cường quốc Đông Nam Á. Bài báo viết, ngay cả khi đối mặt với những bất ổn toàn cầu, Việt Nam đã nổi lên là một trong những nền kinh tế năng động nhất châu Á những năm gần đây, thể hiện sự tăng trưởng ổn định, vượt trội, nhờ dân số trẻ, đa dạng, lực lượng lao động lành nghề.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi