Tin tức - Sự kiện

Xử lý quỵt nợ vay tiêu dùng

Trên mạng xã hội facebook, các Hội bùng app vay tiền online, Hội bùng tiền các công ty tài chính mọc ra như nấm.

Tạm ngừng lưu thông qua đèo Hải Vân do mưa lớn gây sạt lở / Công khai vi phạm phòng cháy, chữa cháy trên truyền thông

Một số đối tượng đã lợi dụng mạng xã hội để lập ra nhiều hội nhóm, với mục đích chia sẻ cách vay tiền của các công tytài chính tiêu dùng, hay thậm chí là cả ngân hàng rồi trốn nợ, quỵt nợ. Đáng lo ngại là thực trạng này có dấu hiệu ngày một gia tăng do không có một cơ chế quản lý tốt trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Điều này sẽ khiến cho người vay, tổ chức cho vay chính thống và cả xã hội phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường.

Trên mạng xã hội Facebook, các Hội bùng app vay tiền online, Hội bùng tiền cáccông ty tài chínhmọc ra như nấm. Chỉ cần nhấp chuột nhắn tin là được các đối tượng hứa hẹn chỉ cần mất vài trăm nghìn đồng là đã có thể xóa nợ xấu, hay chỉnh sửa các thông tin trên giấy tờ cá nhân.

Thậm chí, nhiều hội nhóm còn cam kết có thể can thiệp, chỉnh sửa dữ liệu về thông tin vay nợ tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia công nghệ, điều này là không thể.

Xử lý quỵt nợ vay tiêu dùng - Ảnh 1.
Ảnh VTV

Thời gian qua, tình trạng chây ỳ, quỵt nợ không chỉ dừng lại ở việc từ chối cuộc gọi nhắc nợ, mà nhiều người còn quay lại đe dọa và hành hung nhân viên thu hồi nợ. Thậm chí, một số vụ việc đã bị khởi tố hình sự như nhân viên bị khách hàng dùng gậy kim loại đánh vào đầu gây thương tích, hay dùng dao chém trọng thương phải nhập viện cấp cứu...

"Lỗ hổng quan trọng ở đây là lỗ hổng quyền của chủ nợ và nếu như không có những quy định cứng rắn hơn về quyền đòi nợ, chúng ta sẽ không được hưởng những cái tiện ích tốt nhất của kênh cho vay tiêu dùng", ông Phạm Xuân Hòe - nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng cho biết.

Quỵt nợ vay tiêu dùng hiện là con dao 2 lưỡi với chính người đi vay. Nó không chỉ thu hẹp cánh cửa tiếp cận nguồn vốn vay của nhiều người có nhu cầu thực, mà còn khiến người quỵt nợ bị để lại lịch sử tín dụng xấu, không thể vay mượn các tổ chức tài chính hợp pháp khi sau này có nhu cầu. Đây chính là cơ hội cho các tổ chức phi pháp như tín dụng đen, vay nặng lãi… có đất sống trong xã hội.

Hiện các bộ, ngành đang đẩy mạnh triển khai Đề án 06 của Chính phủ về "phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử", khi đề án được hoàn thành, những dữ liệu về lịch sử vay vốn, nợ xấu và kể cả hành vi quỵt nợ sẽ được ghi nhận rõ ràng, minh bạch. Vì vậy, người vay tiêu dùng cần cẩn trọng trước những lời mời chào về dịch vụ quỵt nợ trên mạng, kẻo lâm vào tình cảnh "tiền mất, tật mang".

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm