Đã đến lúc coi COVID-19 là bệnh đặc hữu?
Yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương sửa lại quy định nhập cảnh với khách du lịch / TP Hồ Chí Minh: Công tác kiểm soát dịch có hiệu quả, đúng hướng
“Có thể coi COVID-19 là bệnh đặc hữu” - Đây là đánh giá củaBS Trương Hữu Khanh (nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM) trước diễn biến đại dịch COVID-19, với biến chủng Omicron đang chiếm ưu thế.
Trao đổi với PV VOV.VN, BS Khanh cho biết,khi biến thể Omicron xuất hiện, dịch COVID-19 đã giảm căng thẳng và biến thể phụcủa Omicron là BA.2 thậm chí không gây ảnh hưởng nặng như BA.1.
“Về lý thuyết, nếu xuất tiếp tục xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 thì biến thể mớiphải lây lan mạnh hơn để lấn át BA.1 và BA.2 của Omicron. Trường hợp biến chủng mới xuất hiện nhưng không lây lan mạnh như biến chủng cũ thì đó không phải là vấn đề. Thực tế đã xuất hiện biến thể BA.3 nhưng tính sinh học và khả năng lây không có gì đặc biệt nên đâykhông phải là vấn đề. Với diễn biến dịch là biến thế Omicron chiếm ưu thếthì có thể coi COVID-19 là bệnh đặc hữu khi khả năng diễn tiến bệnh nặng không nhiều”, BS Khanh nói.
Biến thế phụ BA.2 của biến thể Omicron đang được gọi là “biến thể tàng hình”. Điều nàycó thể hiểu là do biến thể phụ nàykhiếm khuyết một đoạn gene nên chạy xét nghiệm PCR không phát hiện ra và test có thể cho kết quả âm tính trong 2-3 ngày đầu.
BS Khanh cho rằng,hiện nay vẫn có một tỷ lệ nhất định người nhiễm biến thể Delta. Do vậy,người dân không nên lơ là phòng, chống dịch, song cũng không vì vậy mà quá lo lắng:“Hiện biến thể Omircon đang chiếm ưu thế trên thế giới. Biến thể phụ BA.1 vàBA.2 có đặc tính sinh học giống nhau, tuy nhiên, BA.2 xuất hiện đãlất át BA.1 vớikhả năng lây lan nhanh hơn. Hai biến thế này của Omicron không gây bệnh diễn tiến nặng như biến thể Delta và đặc biệt không gây nặng với trẻ em”.
Theo thống kê từ đầu tháng 3/2022,các biến thể phụ của Omicron có xu hướng lây nhiễm nhanh trong thời gian qua ở các tỉnh thành, nhất là ở Hà Nội vàTP.HCM, thay thế dần chủng Delta.
Tại Hà Nội, các biến thể của Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận huyện, trong đó BA.2 chiếm tới 87% tổng số mẫu phát hiện nhiễm Omicron. Trong khi, đánh giá theo tầm soát ngẫu nhiên tại TP.HCM, biến thể “Omicron tàng hình BA.2” chiếm 64%.
Trên toàn cầu, biến thể phụ BA.2 của Omicron chiếm khoảng 86% các trường hợp mắc COVID-19 được thống kêtừ ngày 16/2 - 17/3 vàlà nguyên nhân của làn sóng lây nhiễm hiện nay tại châu Âu. Dù dễ lây lan hơn so với chủng gốc, song BA.2 lại không gây ra bệnh nặng hơn và những loại vaccine hiện có vẫn cho thấy hiệu quả chống lại biến thể này.
Cũng theo nhữngnghiên cứu mới đây,người đã tiêm mũi vaccine cơ bản, đã tiêm mũi tăng cường và từng mắc COVID-19 sẽđược bảo vệ tốt nhất trước biến thể phụ BA.2 của Omicron.
Những trường hợp có miễn dịch “hỗn hợp” có được từ vaccine và miễn dịch do từng mắc COVID-19, có thểgiúp giảm 55% nguy cơ tái nhiễm.Các nghiên cứu tại Đan Mạch - nơi phát hiện nhiều ca mắc biến thể BA.2 nhất thế giới,sau khigiải mã trình tự geneđã phát hiện rằng người từng nhiễm BA.1 sẽ hiếm khi bịtái nhiễm biến thể BA.2. Nghiên cứu dữ liệu của hơn 1,8 triệu ca mắc trong giai đoạn 3 tháng từ tháng 11/2021 - tháng 2/2022, các nhà khoa học phát hiện chỉ 47 ca tái nhiễm biến thể BA.2 sau khi nhiễm BA.1 vàhầu hết là ngườichưa tiêm phòng.
Đánh giá diễn biến lây nhiễm của biến thể Omicron, giới chuyên gia trong và ngoài nước đều nhận định, BA.2 dễ lây nhiễm hơn BA.1, song các trường hợp bị nặng và tử vong lại thấp hơn. Điều này cho thấy,khả năng miễn dịch của cơthể ngườitrước sự xuất hiệncủa bất kỳ biến thểphụ nào.
End of content
Không có tin nào tiếp theo