Nối thành công ngón tay đứt lìa cho bệnh nhân bị tai nạn
Đà Nẵng: Không quy định thêm các điều kiện tạo rào cản đối với đầu tư, kinh doanh / "Bàn" giải pháp phát triển bền vững vận tải biển ASEAN
Trước đó, bệnh nhân Phạm N. P (49 tuổi, trú huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) được đưa đến Bệnh viện Đà Nẵng cấp cứu trong tình trạng bàn tay trái bị cưa máy cắt đứt lìa hai ngón tay số 1 và số 3, dập nát ngón số 4, tổn thương ngón số 2 và ngón số 5. Trong 2 ngón tay bị đứt lìa, ngón số 1 đã bị mất tại hiện trường không tìm thấy, chỉ còn ngón số 3 mang theo vào cấp cứu.
Bàn tay trái của bệnh nhân Phạm N. P được các bác sĩ khoa Ngoại chấn thương - chỉnh hình Bệnh viện Đà Nẵng sau khi được nối thành công.
Theo Bệnh viện Đà Nẵng, sở dĩ ekip phẫu thuật quyết định nối ngón số 3 vào ngón số 1 vì ngón số 1 là ngón cái, chiếm tới 50% chức năng của bàn tay. Khi ở tư thế đối chiếu, ngón tay cái kết hợp với 4 ngón tay dài tạo thành gọng kìm để cầm nắm, nhặt đồ vật. Nếu để mất ngón tay cái sẽ làm giảm chức năng bàn tay, ảnh hưởng trầm trọng đến lao động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Do vậy việc các bác sĩ khoa Ngoại chấn thương – chỉnh hình quyết định tái tạo ngón tay cái (ngón số 1) bằng cách nối ngón tay số 3 vào ngón số 1 và chuyển hóa ngón số 3 này trở thành ngón tay cái (thuật ngữ chuyên môn gọi là “cái hóa”) là rất quan trọng.
Cái khó của trường hợp này là bàn tay bị tổn thương phức tạp. Các động mạch, tĩnh mạch của ngón tay đứt rời bị dập đoạn khá dài, kèm theo sự không tương thích về kích thước lòng mạch của 2 miệng nối, khiến việc khâu nối mạch máu gặp nhiều khó khăn và nguy cơ tắc mạch rất cao.
Do vậy thời gian mổ kéo dài, đòi hỏi sự kiên trì và tỉ mỉ của các bác sĩ. Cùng với đó, sự phối hợp nhịp nhàng của khoa Gây mê hồi sức đã giúp ekip phẫu thuật kịp thời nối ngón 3 đứt rời vào ngón 1 bảo đảm thẩm mỹ và chức năng bàn tay cho người bệnh.
Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, đến chiều 7/6, ngón tay đã "sống" hoàn toàn, bệnh nhân Phạm N. P ổn định và được các bác sĩ cho xuất viện.
End of content
Không có tin nào tiếp theo