Hỗ trợ doanh nghiệp

Trần Anh thua lỗ sau khi về Thế Giới Di Động

Sau sáp nhập, hoạt động kinh doanh của Trần Anh - chuỗi điện máy từng lớn nhất khu vực phía Bắc khá thất thường.

Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh (mã chứng khoán: TAG) tính đến cuối quý IV niên độ kết thúc ngày 31/3/2018, cho thấy công ty lần đầu báo lỗ từ khi niêm yết cách đây 8 năm.

Cụ thể, công ty đạt 1.048 tỷ đồng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, giảm gần 8% so với cùng kỳ. Dù chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp đã tiết giảm, công ty vẫn báo lỗ đến 7,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi xấp xỉ 9 tỷ đồng.

Khách hàng mua sắm tại chuỗi điện máy Trần Anh.

Luỹ kế doanh thu thuần ước đạt 3.515 tỷ đồng, giảm 14% so với năm trước. Công ty không đẩy mạnh hoạt động bán hàng và đầu tư nhưng chi phí cho các khoản này vẫn duy trì ở mức tương đối cao, khiến lỗ ròng lên đến 63 tỷ đồng. 

Ông Trần Kinh Doanh – Chủ tịch HĐQT Trần Anh từng cho biết, giai đoạn cuối năm 2017, Thế Giới Di Động chưa can thiệp vào hoạt động của công ty nhưng kết quả kinh doanh vẫn giảm mạnh do thông tin liên quan đến thương vụ sáp nhập gây ảnh hưởng đến tâm lý mua sắm của khách hàng. Ngoài ra, hai doanh nghiệp cũng chỉ tập trung hoàn thiện thủ tục M&A khiến một số siêu thị rơi vào tình trạng thiếu hụt hàng hóa, bán cầm chừng.

Tính đến cuối quý IV niên độ kết thúc ngày 31/3/2018, báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh (mã chứng khoán: TAG) không còn ghi nhận khoản vay ngắn hạn ngân hàng 467 tỷ đồng. Đây là khoản vay được bảo đảm bằng tiền gửi có kỳ hạn, lãi suất từ 4,7% đến 5,4% một năm nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động.

Trần Anh bắt đầu thanh toán khoản vay này từ giữa niên độ, ngay sau khi Thế Giới Di Động hoàn tất vụ mua lại. Cụ thể, giá trị ghi sổ trên báo cáo tài chính bán niên là 431 tỷ đồng và đến cuối quý III còn hơn 30 tỷ đồng.

Vay ngắn hạn của Trần Anh tính đến cuối niên độ là 34,5 tỷ đồng. Phần lớn trong số này là khoản vay tín chấp từ Thế Giới Di Động với lãi suất 5% một năm, còn lại là khoản vay dài hạn được chuyển đổi khoản mục do đến hạn trả. Bên cạnh đó, công ty còn một khoản vay dài hạn 2 tỷ đồng từ Ngân hàng Quân đội và sẽ đáo hạn sau ba năm tới.

 

Tất toán khoản vay trăm tỷ, nhưng tổng nợ phải trả của Trần Anh lại không giảm mà còn lại tăng thêm 65 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, lên mức 976 tỷ đồng. Nguyên nhân là phát sinh nợ tiền mua hàng hóa hơn 900 tỷ đồng từ công ty mẹ.

Nên đọc
Theo VnExpress
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo