Hỗ trợ doanh nghiệp

Tranh luận dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trước thời điểm Dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được trình lên Quốc hội, nhiều ý kiến về dự án Luật đã được các chuyên gia, doanh nghiệp nêu ra.

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã chính thức khai mạc vào ngày 22/5. Theo chương trình dự kiến, chiều nay 23/5, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo tìm hiểu, một trong những điểm mới trong Dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp này là Luật được thiết kế theo luật khung, đưa ra những quy định khung và nguyên tắc để làm cơ sở cho Chính phủ quy định chi tiết. Dự thảo Luật cũng đã tiếp thu, bỏ các quy định liên quan có thể dẫn tới mâu thuẫn, chồng chéo hoặc phải sửa đổi, bổ sung các luật khác.

Ảnh minh họa.

Vì vậy, dự thảo Luật trình trình Quốc hội thông qua lần này đã rút gọn chỉ còn 4 chương, 36 điều (giảm 3 chương và 9 điều so với dự thảo đã được cho ý kiến).

Các nội dung khác cũng đã được tiếp thu, bổ sung, chỉnh lý trong dự thảo Luật và tiếp tục xin ý kiến của Quốc hội gồm:

- Bổ sung quy định DNNVV có vốn đầu tư nước ngoài, DNNVV có vốn nhà nước không được áp dụng hỗ trợ về mặt bằng sản xuất (Điều 11);
- Tiêu chí xác định DNNVV (Điều 4) cũng được chỉnh sửa theo hướng quy định tiêu chí trần để xác định DNNVV;

- Các nội dung hỗ trợ như hỗ trợ tiếp cận tín dụng (Điều 8), hỗ trợ thuế, kế toán (Điều 10), hỗ trợ mặt bằng sản xuất (Điều 11), hỗ trợ mở rộng thị trường (Điều 13), hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo (Điều 17), quy định trách nhiệm trong hoạt động hỗ trợ DVNVV (Chương III), quy định trách nhiệm chung của các hiệp hội ngành nghề, quy định ưu tiên hỗ trợ đối với DNNVV do nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ (khoản 3 Điều 5 dự thảo Luật);

- Quy định về kiện toàn tổ chức và mô hình hoạt động các Quỹ.

 

Trước thời điểm Dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được trình lên Quốc hội, nhiều ý kiến về dự án Luật đã được các chuyên gia, doanh nghiệp nêu ra.

Cụ thể, theo ý kiến của một giám đốc doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn Hà Nội, để Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trở thành công cụ bảo vệ doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách hiệu quả nhất thì cần quy định, Tòa án tối cao có vai trò chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ doanh nghiệp nhỏ và vừa trước lợi ích nhóm.

"Tòa án tối cao cần có một bộ phận tư vấn pháp luật miễn phí cho doanh doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phương mà không trực thuộc tòa án địa phương", người này cho ý kiến.

Trong khi đó, lãnh đạo một doanh nghiệp khác lại cho rằng, điều quan trọng nhất khi xây dựng Dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là phải xác định được đối tượng hỗ trợ của Dự thảo Luật là ai. Tiêu chí quan trọng nhất cần xét đến để hỗ trợ là năng lực (kiến thức & kinh nghiệm) quản trị và kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm thực tế của các "ông chủ" doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

"Nếu tiêu chí này không được coi trọng nhất thì chắc chắn sẽ không thành công như Trung Quốc là thu hút các cá nhân có năng lực kinh nghiệm từng làm cho FDI ra riêng thành lập doanh nghiệp", vị này cho biết.

 

Một số ý kiến khác cho rằng, Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần kiên quyết bắt buộc ngân hàng thương mại tăng tỉ lệ cho vay đối với đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa để họ nâng cao trình độ thẩm định dự án thay vì chỉ biết thẩm định giá bất động sản.

Nên đọc
Hòa Lộc
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo