Hỗ trợ doanh nghiệp

Trung Quốc chính thức phê chuẩn Hiệp định RCEP

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào thông báo Chính phủ nước này đã chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Sắp diễn ra Hội chợ sản phẩm công nghiệp nông thôn và làng nghề Huế năm 2021 / Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế lần 2: Rà soát lại các đối tượng để chính sách đi đúng chỗ, khả thi

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cho hay, một số nước thành viên tham gia ký kết Hiệp định cũng đang thúc đẩy các thủ tục để phê chuẩn RCEP, đồng thời hy vọng các nước liên quan có thể đẩy nhanh tiến độ và cuối cùng đạt đủ điều kiện để thỏa thuận này có hiệu lực.

Hiep-dinh-RCEP-6773-1615253296.jpg

Trung Quốc chính thức phê chuẩn Hiệp định RCEP - hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giớikhi bao trùm một thị trường khổng lồ với 15 quốc gia chiếm tới 32% tổng GDP toàn cầu, khoảng 32.000 tỷ USD.

Theo đó, RCEP sẽ chính thức có hiệu lực khi có khi ít nhất 6 nước thành viên ASEAN và 3 nước đối tác hoàn tất thủ tục phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt Hiệp định.

Trước đó, ngày 24/2, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua dự luật phê chuẩn Hiệp định RCEP. Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Hiroshi Kajiyama nhấn mạnh, RCEP - khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 kim ngạch thương mại và dân số toàn cầu, sẽ trở thành “nền tảng cho hoạt động thương mại ở châu Á”.

“Để thiết lập một trật tự kinh tế đáng mơ ước trong khu vực thông qua việc thực hiện ổn định thỏa thuận này, tôi hy vọng Hiệp định RCEP sẽ nhanh chóng được Quốc hội thông qua”, ông Hiroshi Kajuyama nói.

Hiệp định RCEP được khởi động vào năm 2012 theo sáng kiến của ASEAN nhằm khuyến khích thương mại giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN và 6 đối tác ban đầu là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Tuy nhiên, đến tháng 11/2019, việc Ấn Độ tạm đứng ngoài Hiệp định đã làm giảm số lượng các quốc gia đàm phán RCEP từ 16 xuống còn 15 quốc gia.

Mặc dù vậy, RCEP vẫn là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới khi bao trùm một thị trường khổng lồ với 15 quốc gia chiếm tới 32% tổng GDP toàn cầu, khoảng 32.000 tỷ USD, tăng trưởng GDP của 15 nước thành viên RCEP ước tính sẽ đạt 137 tỷ USD.

 

Ngày 15/11/2020, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị cấp cao liên quan, Hiệp định RCEP đã được ký kết theo hình thức trực tuyến.

Hiệp định này được kỳ vọng sẽ giúp phục hồi các chuỗi cung ứng trong khu vực và nâng cao hiệu quả của các chuỗi cung ứng đó cho doanh nghiệp. Đặc biệt, RCEP sẽ giúp loại bỏ 91% thuế hàng hóa và hình thành các quy tắc chung về đầu tư, sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm