Hỗ trợ doanh nghiệp

Ụ nổi hơn 500 tỷ của Vinalines "bán tháo" được gần 40 tỷ đồng

(DNVN) - Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa tiến hành xong việc đấu thầu bán "cục nợ" Ụ nổi 83M.

Theo nguồn tin của TTXVN, Tổng Công Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa hoàn thành việc đấu thầu bán ụ nổi 83M với ba nhà thầu tham gia, trong đó một cá nhân đã thắng thầu với mức giá 38,5 tỷ đồng.

Hiện nay, Vinalines đang làm việc với các cơ quan, ban ngành để xử lý các vấn đề liên quan đến chi phí neo đậu của ụ nổi; sau đó sẽ chính thức công bố nguồn tin này.

Ụ nổi 83M được Nhật Bản sản xuất, bán cho Nga vào năm 1965 (đến nay là 51 năm). Ụ nổi bị hư hỏng nhiều, không còn hoạt động và đã bị đăng kiểm của Nga ngừng phân cấp, quản lý từ năm 2006.

Ụ nổi hơn 500 tỷ đồng của Vinalines chỉ bán được 38,5 tỷ đồng.

Năm 2008, khi ông Dương Chí Dũng làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, ông Mai Văn Phúc làm Tổng Giám đốc, Vinalines ký hợp đồng mua ụ nổi này 9 triệu USD (trong khi đơn vị sở hữu chào giá 5 triệu USD). Tổng chi phí sửa chữa, vận chuyển ụ nổi này về Việt Nam lên đến 19,5 triệu USD.

Năm 2013, khi vụ án tham ô tài sản tại Vinalines liên quan đến ụ nổi tai tiếng này được đưa ra xét xử (ông Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đều bị tuyên án tử hình), tổng giá trị của ụ nổi được xác định hơn 500 tỷ đồng (gồm tiền mua, vận chuyển, sửa chữa, bảo quản, dù chưa một lần sử dụng).

Vào đầu năm 2016, Vinalines đã có văn bản đề xuất Bộ Giao thông vận tải được nhượng bán nguyên trạng ụ nổi 83M của Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines (VNLSY) với giá 34,8 tỷ đồng để thu hồi một phần vốn đã đầu tư.

Lý do phải bán ụ nổi 83M thời điểm đó được Vinalines cho rằng, do giá trị sổ sách của ụ nổi 83 M bao gồm giá trị đầu tư và chi phí vận chuyển, bảo hiểm, lãi vay, neo đậu, các loại thuế. Kể từ thời điểm nhận bàn giao (năm 2010), ụ nổi 83M chưa được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh do chưa hoàn thành công tác sửa chữa để đủ điều kiện đăng ký khai thác, VNLSY chưa thực hiện trích khấu hao.

Mặt khác, ụ nổi 83M tiếp tục phát sinh chi phí neo đậu, tàu lai trực sự cố, bảo quản hàng tháng… tổng chi phí từ 13/10/2010 đến 31/12/2015 là khoảng hơn 50 tỷ đồng, giá trị trên được VNLSY hạch toán tăng giá trị sổ sách của ụ nổi 83M.

 

Bên cạnh đó, do không được sửa chữa, bảo dưỡng nên kết cấu thép của ụ nổi xuống cấp rất nhanh do rỉ sét nhiều. Báo cáo thẩm định của Công ty AIC cho thấy, tại thời điểm thẩm định giá thì sắt thép ở mức thấp, đặc biệt là giá trị thép phế liệu lại càng thấp ảnh hưởng lớn đến giá trị hiện tại của ụ nối 83M.

Nên đọc
Hòa Lộc
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo