Văn hóa

“Ca sĩ không xuất hiện, không hát thì lấy đâu ra tiền?”

Trước ý kiến cho rằng, sở dĩ việc làm liveshow ngày càng khó khăn, không bán được vé bởi tần suất xuất hiện liên tục, suồng sã của ca sĩ Việt trên tivi, phòng trà, quán bar... khiến khán giả nhàm chán, không hào hứng đi xem liveshow đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều.

Chồng BTV Hoàng Linh phủ nhận tin đồn đường ai nấy đi / Vừa cưới Nhã Phương, Trường Giang đã được Mr. Đàm mời đóng MV "ế vợ"

“Nói ca sĩ Việt xuất hiện suồng sã trước liveshow có phần nặng nề”

Sau chặng đường 20 năm ca hát, cho đến thời điểm này, ca sĩ Quang Hà vẫn đi hát miệt mài vẫn chạy show miệt mài và thường xuyên thực hiện những sản phẩm, đêm nhạc riêng. Đối với nam ca sĩ “Trăm năm không quên” thì việc đứng trên sân khấu biểu diễn không chỉ vì niềm đam mê yêu nghề mà còn là nguồn thu nhập gần như duy nhất.

Quang Hà không phủ nhận ý kiến cho rằng, tần suất xuất hiện liên tục của ca sĩ trước liveshow dễ gây nhàm chán cho khán giả. Tuy nhiên, theo anh đó là việc “cực chẳng đã”.

“Đói thì đầu gối phải bò. Nếu không đi hát, không xuất hiện thì lấy đâu ra tiền? Nghệ sĩ cũng cần phải ăn uống, sinh hoạt, thậm chí chi phí còn đắt đỏ hơn người bình thường”, Quang Hà nói.

Theo anh, nếu so sánh nghệ sĩ Việt với nghệ sĩ nước ngoài thì có phần khập khiễng. Ca sĩ Việt không đi hát sẽ không có thu nhập trang trải cuộc sống. Nhất là trong bối cảnh vấn đề về tác quyền, thu nhập từ băng đĩa, thu âm ở Việt Nam chưa được chú trọng.

Thanh Lam như lên đồng khi hát trong liveshow của ca sĩ Pham Phương Thảo mới đây.
Thanh Lam như "lên đồng" khi hát trong liveshow của ca sĩ Pham Phương Thảo mới đây.

Đồng tình với quan điểm của ca sĩ Quang Hà, ca sĩ- nhạc sĩ Trường Giang, người chuẩn bị thực hiện đêm minishow riêng vào cuối tháng 11 tới tại Hà Nội cho biết khó có thể so sánh ca sĩ Việt với ca sĩ nước ngoài.

“Nếu có phép toán so sánh giữa nghệ sĩ Việt Nam và nghệ sĩ nước ngoài thì không bao giờ đúng cả vì chúng ta đang sống ở hai nền văn hóa khác nhau. Hai phạm trù công việc khác nhau. Âm nhạc Việt Nam chưa xuất hiện quá lâu và chưa phát triển quá mạnh nên không thể nói nghệ sĩ Việt Nam chuyên nghiệp ngay như nghệ sĩ nước ngoài được.

Nếu chúng ta có bài toán về chuyên nghiệp của nghệ sĩ thì chúng ta phải có những cái phạm trù, đủ và tính hiệu quả. Hiệu quả ở đây nghĩa là họ phải sống được với nghề. Phải được tồn tại, hâm nóng, được xuất hiện trước công chúng theo các cách khác nhau”, Dương Tràng Giang bày tỏ ý kiến.

Theo anh, nếu nói “ca sĩ Việt xuất hiện suồng sã” trước liveshow thì có phần hơi nặng nề cho nghệ sĩ. Anh nghĩ rằng, muốn thực hiện những chương trình nghệ thuật chất lượng thì trước hết nghệ sĩ phải “sống được” đã.

Ngay Diva cả Thanh Lam, người được nhạc sĩ Quốc Trung có những yêu cầu khắt khe muốn chị dồn toàn bộ sức lực, tâm huyết cho liveshow riêng vào đầu tháng 12 tới cũng bày tỏ sự khó khăn khi phản đối diện trước vấn đề “không có nguồn thu nhập”.

 

“Nếu không đi hát thì sẽ không có nguồn thu nhập. Vì thế việc hạn chế xuất hiện, đi hát trước show diễn quả thực đối với tôi cũng như nhiều nghệ sĩ khác, thật không dễ dàng gì”, chị nói. Dù rất hạn chế nhưng Thanh Lam cũng không thể chối từ việc xuất hiện trong liveshow mới đây của ca sĩ Phương Thảo.

Và trên thực tế, không ít tên tuổi nghệ sĩ hải ngoại như Bằng Kiều, Thu Phương, Minh Tuyết... khi về Việt Nam làm show riêng cũng đều “tranh thủ” tham gia không dưới một chương trình, sự kiện khác...

“Ca sĩ Việt không sống được nhờ liveshow”

Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long khẳng định: “Với nghệ sĩ quốc tế, họ có thể sống được qua việc làm liveshow. Một nghệ sĩ quốc tế, để chuẩn bị một show diễn vòng quanh nước Mỹ, vòng quanh châu Âu hoặc vòng quanh thế giới, người ta có thể dừng hẳn mọi hoạt động trong vòng nửa năm trước đó để người ta tập trung cho liveshow. Và số tiền bán vé từ liveshow, tour diễn đủ để họ trang trải mọi thứ khác.

Nhưng ở Việt Nam lại không thể. Chi phí đầu tư chương trình lớn mà lại không bán được vé. Không ít nghệ sĩ Việt làm liveshow chỉ để khẳng định vị trí, nghề nghiệp và thể hiện tình yêu với âm nhạc".

 

Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long.
Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long.

Theo nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long, ở Việt Nam, liveshow bán được vé thì đó là những liveshow mang tính chất thương mại, chạy theo thị hiếu, chiều lòng khán giả. Ví dụ nhạc xưa, nhạc Bolero đang được yêu thích. Và một vài ca sĩ theo dòng nhạc chiều theo thị hiếu khán giả thì liveshow mới bán được vé, không bị lỗ.

“Tôi nghĩ liveshow vừa qua của ca sĩ Phạm Phương Thảo, Lan Anh, Đăng Dương, NSND Quang Thọ..., đó là những liveshow chất lượng tốt. Nhưng mà, hầu như các nghệ sĩ làm liveshow để “để đời”, có thể cũng có nghệ sĩ kêu gọi được nhà tài trợ, có thể liveshow không lỗ nhưng nó chưa thực sự đúng nhu cầu cung và cầu. Các nghệ sĩ cũng không chờ đợi làm liveshow để kinh doanh có nguồn thu nhập sống”, anh dẫn chứng.

Cũng theo nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long, anh đồng tình với quan điểm của nhạc sĩ Quốc Trung rằng giá vé các đêm liveshow của ca sĩ Việt quá cao so với mức thu nhập của người dân bình thường.

“Tôi có đọc những bình luận của khán giả dưới chương trình quảng cáo đêm nhạc của NSND Quang Thọ gần đây thì nhiều comment nói, tại sao giá vé lại đắt?

Thậm chí có người nói, chương trình của NSND thì không thể bán giá vé như vậy. Họ đưa ra ví dụ về việc ngày xưa nghệ sĩ Trần Khánh cầm guitar đứng hát hết cả buổi tối ở giữa các mỏ than”, anh chia sẻ thêm.

 

Nhưng theo anh, mỗi thời mỗi khác và đời sống nghệ thuật cũng thế. Trước đây, các nghệ sĩ ăn lương nhà nước nhưng bây giờ hầu hết là tự trang trải cuộc sống. Và để có một chương trình âm nhạc được tổ chức như thế này, NSND Quang Thọ đã phải nhờ đến sự ủng hộ, giúp sức rất lớn của đơn vị tổ chức.

Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long cũng cho rằng, các ca sĩ không nên xuất hiện quá nhiều trước liveshow: “Dẫu biết, với điều kiện thực tế của âm nhạc Việt Nam, các ca sĩ không thể bỏ bễ các show diễn vì đó là nguồn sống của họ. Nhưng sự cẩn trọng, yêu cầu khắt khe về bản thân, nghề nghiệp cũng như sự chuyên nghiệp là điều các ca sĩ Việt cần hướng tới.

Một liveshow bị lỗ không chỉ vì chi phí quá lớn, sự xuất hiện tràn lan của các chương trình, gameshow truyền hình mà còn một phần do sự xuất hiện nhiều của nghệ sĩ gây nhàm chán đối với khán giả.

Vì sao danh ca Chế Linh, Tuấn Vũ... luôn được chào đón, các chương trình gần như bán hết sạch vé? Cũng bởi vì các nghệ sĩ ít xuấn hiện trên truyền hình, tham gia sự kiện, gameshow”.


Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm