30 doanh nghiệp du lịch TP Hồ Chí Minh tham gia sự kiện văn hóa tại làng cổ Đông Hòa Hiệp
Tiền Giang xảy ra hơn 100 điểm sạt lở kéo dài 7.500m / Tiền Giang: Người lao động được đi, về hằng ngày từ 1/11
Ngày 26/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang cho biết, nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị Làng cổ Đông Hòa Hiệp, góp phần phục hồi và phát triển hoạt động du lịch, tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ hội Văn hóa - Du lịch Làng cổ Đông Hòa Hiệp lần V năm 2022. Theo đó, Lễ hội được tổ chức từ ngày 7- 9/11 tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Lễ hội diễn ra với các nội dung chính: Tổ chức Đoàn Famtrip với sự tham gia của 30 doanh nghiệp kinh doanh du lịch đến từ TP Hồ Chí Minh; không gian giới thiệu sản phẩm du lịch, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các tỉnh cụm liên kết phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long; hội thi “Ẩm thực du lịch”; hội thi làm bánh dân gian, với chủ đề “Hồn quê trong từng chiếc bánh”; triển lãm sinh vật cảnh; trưng bày tác phẩm chưng nghi; chương trình biểu diễn nghệ thuật và đờn ca tài tử; thả đèn hoa đăng; tái hiện nghi thức cúng đình xưa.
Ngoài ra, trong khuôn khổ lễ hội còn diễn ra các hoạt động thể dục, thể thao như: Đẩy gậy, bao bố, kéo co; bắt vịt, đi cầu khỉ và Hội thi đua xuồng. Đặc biệt là việc tổ chức Hội thảo “Giới thiệu tiềm năng, các điểm đến và giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang bền vững, hiệu quả”. Đây là một trong những hoạt động quan trọng và là điểm nhấn của lễ hội này.
Đồng thời, lễ hội được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Làng cổ Đông Hòa Hiệp, phục vụ cho phát triển du lịch; hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2022 tại tỉnh Quảng Nam và tiếp tục khẳng định sản phẩm du lịch độc đáo của tỉnh Tiền Giang, tạo điểm nhấn quan trọng trong công tác giới thiệu, quảng bá về hình ảnh văn hóa, du lịch và các sản vật của địa phương đến với du khách trong và ngoài nước.
Làng cổ Đông Hòa Hiệp có tất cả 6 ấp với hơn 3.000 hộ gia đình, sinh sống chủ yếu dựa vào những vườn cây ăn trái và các nghề thủ công truyền thống. Nơi đây lưu giữ 36 ngôi nhà cổ với kiến trúc văn hóa nhà vườn Nam Bộ giao thoa với kiến trúc phương Tây có tuổi đời từ 80 đến 220 năm. Những ngôi nhà cổ ở đây nằm đan xen với những vườn cây ăn trái sum suê và làng nghề truyền thống, bên bờ chợ nổi, không khí trong lành, thiên nhiên mát mẻ, sông nước hiền hòa đã tạo nên vẻ đẹp dân dã nhưng thơ mộng và cuốn hút khách du lịch.
Cùng với làng cổ Đường Lâm ở Hà Nội và làng cổ Phước Tích ở Huế, Làng cổ Đông Hòa Hiệp là một trong 3 ngôi làng cổ ở Việt Nam được Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) lựa chọn để đầu tư phát triển mô hình du lịch nông thôn. Bên cạnh đó, di tích kiến trúc nghệ thuật Làng cổ Đông Hòa Hiệp đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích quốc gia tại Quyết định số 2080/QĐ-BVHTTDL năm 2017.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xuất hiện tình tiết có lợi cho Đàm Vĩnh Hưng, nam ca sĩ có thể thắng kiện lấy 50 triệu USD?
Sau khi ly hôn, nhìn vào hoàn cảnh hiện tại của Chương Tử Di, tôi nhận ra cô đã 'thua' trong cuộc hôn nhân với Uông Phong
Vì sao con trai Thương Tín không thể chăm sóc cho cha?
Đàm Vĩnh Hưng có thể đòi được tỷ phú Mỹ bao nhiêu tiền? Vụ kiện triệu đô có diễn biến gây xôn xao
MC Quyền Linh tiết lộ phản ứng của Lọ Lem khi bị công kích, lời khuyên đúng chuẩn 'ông bố quốc dân'
Hé lộ thông tin ít ai biết về chồng của MC Mai Ngọc: Kém nữ MC 2 tuổi, từng đỗ vỡ với hoa hậu Vibiz