Bị phân biệt đối xử, nhiều công ty Kpop kêu cứu và đòi bồi thường
Dàn "búp bê sống" của Kpop: Jisoo so kè ác liệt với nữ thần lai Nancy, “thánh body” Gen Z và em út nhà JYP mắt to hiếm có / Đây là loạt ảnh giúp Jisoo (BLACKPINK) trở thành nữ thần đẹp nhất nhì Kpop
Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh ở nhiều quốc gia trên thế giới, chính phủ Hàn Quốc mới đây đã nâng mức độ phòng dịch lên cấp 2, điều này đồng nghĩa với việc các chương trình âm nhạc chỉ có thể có sự tham gia trực tiếp của tối đa 100 khán giả.
Tờ Korea Times cho biết, quy định này đã ngăn cản sự phục hồi của ngành công nghiệp giải trí ở Hàn Quốc, buộc các nhân viên tổ chức sự kiện phải bỏ việc vì lượng vé bán ra không đủ bù vào chi phí lớn để làm chương trình.
Nhóm nhạc Hàn Quốc BLACKPINK.
Tuy nhiên, quyđịnh này sẽ không có gì phải tranh cãi khi nhạc kịch nhận kiểu đối xử hoàn toàn khác biệt, vì được phân loại là "buổi biểu diễn". Cácbuổi nhạc kịch, đơn vị tổ chức có thể lấp đầy 75% số ghế trong nhà hát dù cùng áp dụng các biện pháp ở cấp độ 2.
Trong khi đó, các đêm nhạc và những sự kiện giải trí là trụ cột cũng như nguồn thu lớn cho các bên như công ty quản lý, nhóm nhạc cũng như những nơi đặt làm sân khấu. Nhưngtất cả đã phải hủy bỏ hoặc lùi thời gian tiến hành do lo ngại về dịch bệnh.
Bắt đầu từ giữa tháng 2/2020, các nghệ sĩ Kpop nổi tiếng như BTS, TWICE, MONSTA X, NCT, SHINee... hủy bỏ kế hoạch biểu diễn ở trong nước lẫn nước ngoài. Các lễ hội âm nhạc vốn được tổ chức thường niên như KCON cũng bị hủy bỏ.
Các chương trình truyền hình cũng phải thực hiện ghi hình mà không có khán giả. Điều này làm cho Inkigayo, The Show, Music Bank,... giảm đi phần nào sự thu hút cũng như không khí sôi động, nhiệt huyết cho các nghệ sĩ.
Trong hơn một năm qua, do không thể tổ chức các chương trình, sự kiện trực tiếp nên nhiều công ty đã đưa ra phương án làm show bằng hình thức online, tương tác với khán giả qua các mạng xã hội để thay thế.
Việc này cũng khó duy trì được lâu, nhất là với những nhóm nhạc còn ít tên tuổi, độ tương tác của khán giả không cao. Họ khó lòng cạnh tranh với các nhóm hạng A nổi trội khác, có lượng người hâm mộ đông đảo, sẵn sàng chi trả cho việc xem trực tuyến.
Các công ty yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế và Phúc lợi và chính quyền địa phương cùng thảo luận về vấn đề và đưa ra các biện pháp
Trong một tuyên bố chung vào 22/4, 38 công ty chuyên sản xuất sự kiện âm nhạc ở Hàn Quốc trong một hiệp hội đã kêu gọi nỗ lực chung từ các bộ liên quan, các đảng phái chính trị và cơ quan chính phủ để thay đổi quy định. Họ thậm chí còn đòi bồi thường thiệt hại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo