Bộ phim vướng "lời nguyền chết chóc": Nữ chính bị báo tấn công, gần 100 nhân viên mắc ung thư
Màn "dậy thì thành công" của 3 sao nhí đóng phim thiếu nhi dài nhất Việt Nam / Quỳnh Nga vào vai tiểu tam trong phim mới
The Conqueror (1956) được xem là bộ phim thất bại toàn tập khi sai lệch trong nội dung, thất bại doanh thu và không đạt được cả tính nghệ thuật. Hơn nữa, sau khi kết thúc việc quay phim, 91 nhân viên của đoàn phim đã mắc bệnh ung thư vào đầu thập niên 1980. Và 46 trong số đó đã qua đời, bao gồm cả những ngôi sao như John Wayne, Susan Hayward, Agnes Moorehead và đạo diễn Dick Powell.
The Conqueror (1956) được xem là bộ phim thất bại toàn tập
Ngoại cảnh của bộ phim được thực hiện gần St. George, Utah. Đây là một khu vực khô cằn nằm ngay hướng gió của vùng đất mà chính phủ Mỹ đã cho thử nghiệm vũ khí hạt nhân chỉ 2 năm trước đó. Khi thực hiện những cảnh quay ở Utah vào năm 1955, ê-kíp phim The Conqueror có 220 người. Vài năm sau khi bộ phim hoàn thành, số người trong đoàn mắc ung thư đã lên tới gần 100.
Dù nguyên nhân chưa được xác định rõ nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng lượng phóng-xạ còn sót lại ở khu vực này chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh hiểm nghèo cho ê-kíp làm phim. Khu vực gần St. George, Utah trở thành phim trường "tử thần" khiến mọi người đau lòng mỗi khi nhớ đến. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ lại đưa ra một thông báo ngắn, cho rằng khu vực này hoàn toàn an toàn cho công tác làm phim.
The Conqueror bị cho rằng vướng "lời nguyền chết chóc" là do trước đó đoàn đã gặp phải một cơn lũ bất ngờ. Hơn thế nữa, nữ diễn viên chính Susan Hayward còn bị báo tấn công
Bên cạnh đó, The Conqueror còn bị xem là bộ phim về "người thật" tệ nhất mọi thời đại. Phim xoay quanh cuộc đời và chuyện tình yêu của thủ lĩnh Mông Cổ - Thành Cát Tư Hãn. Tuy nhiên, nam diễn viên được chọn vào vai Thành Cát Tư Hãn lại là một người da trắng.
Dù John Wayne đã nhận vai diễn trong phim này khi đang đứng ở đỉnh cao sự nghiệp nhưng khi ông vẫn vấp phải sự phản đối của dư luận. Nhiều người còn cho rằng Hollywood đang "tẩy trắng" nhân vật, bẻ cong chủng tộc.
Trước thất bại toàn tập này, nhà sản xuất Howard Hughes đã bỏ ra 12 triệu USD để mua lại tất cả các bản phim rồi từ chối cho phát hành The Conqueror. Ông đã trải qua những năm cuối đời chìm trong bệnh hoang tưởng bằng việc xem ngày xem đêm bộ phim này.
Mãi đến năm năm 1974, hãng phim Paramount mới có thể đạt được thỏa thuận với ông và đưa bộ phim đến với công chúng. Đây cũng là bộ phim cuối cùng mà Howard Hughes đảm nhận vai trò nhà sản xuất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thông tin bất ngờ vụ Đàm Vĩnh Hưng bị đứt vài ngón chân, thực hư chuyện hai bên lên kịch bản lấy bảo hiểm
Thông tin nóng vụ Đàm Vĩnh Hưng hát ở nước ngoài dù đang bị cấm diễn, Thứ trưởng Bộ VHTTDL lên tiếng
Nhân chứng vụ Đàm Vĩnh Hưng đứt vài ngón chân được dặn phải 'cẩn thận', có tiết lộ gây hoang mang
Kể chuyện hoa Đà Lạt bằng thời trang
Netizen xôn xao khi biết tình trạng hôn nhân thực sự ở hiện tại của Kim Lý và Hồ Ngọc Hà
Hà Thanh Xuân lần đầu lên tiếng về chuyện ly hôn 'Vua cá Koi'