Văn hóa

Clip: Bên cạnh nỗi buồn tiếc thương cho những người nghệ sĩ quá cố là sự nhẫn tâm của đám đông livestream

Nở một nụ cười trong đám tang đã là điều không nên, vậy mà họ còn cười cợt, bình luận, lợi dụng đám tang để câu like, câu view và kiếm tiền. Từ khi nào thời đại mà chúng ta đang sống trở nên như thế này.

CLIP: Linh cữu Anh Vũ đã về đến chùa Ấn Quang / Nghệ sĩ Vbiz bức xúc khi đám đông tụ tập livestream, cười nói trong đám tang Anh Vũ

- Video người dân vây quanh khu vực diễn ra tang lễ diễn viên Anh Vũ.

Chúng ta đang được sống trong thời kì phát triển công nghệ hiện đại bậc nhất, khi mà ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào, bất chấp cả không gian và thời gian, mọi khoảnh khắc đều được ghi lại và truyền đi một cách nhanh nhất. Mỗi người đều dễ dàng sở hữu riêng cho mình một chiếc "smartphone" làm được đủ thứ việc trên đời, thậm chí, nó có thể giúp bất kì ai cũng có thể kiếm tiền một cách nhanh chóng, đơn giản và dễ dàng.

Nhiều người chỉ cần cầm một chiếc điện thoại sạc đầy đủ pin, đăng kí gói đường truyền internet 4G thật căng, đầu tư thêm chiếc gậy selfie hay chịu chi hẳn một chiếc chân máy ảnh để cố định thiết bị và đem chúng đến bất kì một sự kiện hot nào có khả năng câu được "view", xuất hiện người nổi tiếng khiến nhiều người ngóng trông và tạo ra nhiều tình huống để bàn tán... Thế là có cơ hội trở thành các Youtuber, trở thành nhân vật nhận được sự chú ý của đám đông cộng đồng mạng "thích hùa", từ đó câu được like, kiếm được view và sinh ra tiền.

Bên cạnh nỗi buồn tiếc thương cho những người nghệ sĩ quá cố là sự nhẫn tâm của đám đông livestream đầy xấu xí - Ảnh 1.

Có một đám đông như trên đã bất chấp mọi phép tắc lịch sự tối thiểu, mặc kệ văn hoá ứng xử và đạo đức của con người mà nhẫn tâm làm trò mua vui trong đám tang của người khác. Câu chuyện phản cảm này đã diễn ra ngay trong đám tang của cố nghệ sĩ Anh Vũ diễn ra vào ngày 9/4 vừa qua và khiến nhiều người cảm thấy vô cùng bức xúc.

Một đám đông vô tâm sẵn sàng nở nụ cười trên nỗi đau thương của người khác

Sáng ngày 9/4, sau nhiều khó khăn về việc di chuyển thi hài từ nước ngoài trở về thì cuối cùng thi hài cố nghệ sĩ Anh Vũ cũng đã được đưa từ Mỹ về TP.HCM. Linh cữu của diễn viên Anh Vũ được đặt tại chùa Ấn Quang, Sư Vạn Hạnh, TP.HCM và các thành viên trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp thân thiết đều đến từ sáng sớm để cùng nhau chuẩn bị cho tang lễ sẽ diễn ra vào lúc 16h chiều cùng ngày sao cho được chu toàn nhất.

Thế nhưng, dù khu vực diễn ra tang lễ của diễn viên Anh Vũ đã được đóng cửa để gia đình chuẩn bị cho giờ viếng thăm nhưng ngay phía ngoài cánh cửa là rất đông người dân vây xung quanh hàng rào đang chen lấn chụp hình, bàn tán, khiến không khí tang lễ trở nên hỗn loạn. Đây là điều không còn xa lạ trong đám tang của người nổi tiếng nhưng thật đáng buồn là dù bao nhiêu năm đã trôi qua, cảnh tượng phản cảm ấy vẫn không hề thay đổi, vơi bớt đi mà thậm chí còn xô bồ, hỗn loạn và mất kiểm soát hơn.

Từ khi nào mà đám tang của các nghệ sĩ đã qua đời lại trở thành một sự kiện giải trí mua vui cho đám đông như thế?

Bên cạnh nỗi buồn tiếc thương cho những người nghệ sĩ quá cố là sự nhẫn tâm của đám đông livestream đầy xấu xí - Ảnh 3.

Đội quân livestream tạo dáng chụp hình ngay trong khu vực diễn ra tang lễ gây bức xúc.

Không chỉ đơn thuần là vì sự tò mò của dân thường dành cho người nổi tiếng nữa rồi, không thể nói rằng là nghệ sĩ thì phải chấp nhận sự chú ý đặc biệt của người khác dành cho mình ở mọi lúc mọi nơi nữa rồi. Trong đám tang của cố nghệ sĩ Anh Vũ vừa qua, có sự xuất hiện của rất nhiều những-kẻ-xa-lạ lăm le trên tay là chiếc điện thoại đang bật chế độ livestream, chụp hình, quay video với đủ các thiết bị chuyên nghiệp khác. Họ tự xưng mình là Youtuber, bàn luận, cười đùa rôm rả, chạy theo các nghệ sĩ khác đến viếng để phỏng vấn cho thoả mãn những người đang xem. Họ chạy theo lượt like, lượt view và số tiền đổ về túi họ bằng cách làm hỗn loạn đám tang của một nghệ sĩ.

Người thân trong gia đình đang trong lúc tang gia bối rối lại phải tất bật lo toan kiểm soát một đám người xa lạ đang làm loạn phía bên ngoài khu vực tang lễ.

Những người thân, bạn bè đang kiềm nén sự đau buồn trước linh cữu của người đã khuất lại phải chịu sự làm phiền bởi những kẻ vô ý thức chỉ nhăm nhe trên tay chiếc điện thoại để đòi chụp hình, livestream, cười nói rồi cãi vã gây ồn ào.

Người ta đến viếng lễ tang một cách trang nghiêm để khóc thương tiễn biệt một người thân quen đã không còn sống trên đời, thì lại có những người lấy đó làm niềm vui, trục lợi cho bản thân mình một cách vô ý thức, bất chấp các giá trị đạo đức.

Đừng tìm cách nguỵ biện, không một lý do nào có thể chấp nhận được cho lối hành xử đầy phản cảm như thế.

 

Nhiều Youtuber, dân thường cầm điện thoại, máy móc đứng quay hình và cười đùa trong đám tang cố nghệ sĩ Anh Vũ.

Họ thấy gì vui ở đám tang của người ta vậy?

"Lần nào cũng như thế, đám tang một nghệ sĩ nào đó là dịp để thiên hạ kéo đến xem mặt người nổi tiếng với thái độ hiếu kỳ và phấn khích. Nhớ hồi đám tang anh Minh Thuận, tôi bước vào mà cứ tưởng mình đang đi... thảm đỏ của một sự kiện hoành tráng nào đó. Mọi người chực chờ xung quanh đông nghẹt, tôi bước đi giữa tiếng reo hò vang dội, tiếng gọi tên mình xôn xao, ánh đèn flash của điện thoại chớp loá lập loè. Thật sự cảm giác của một ngôi sao tràn ngập. Đi giữa khung cảnh đó thấy... buồn và tủi vô cùng".

Lời chia sẻ đầy bức xúc của MC Đại Nghĩa cũng chính là điều mà rất nhiều người chúng ta không thể hiểu nổi về hành động nhẫn tâm của rất nhiều người dân trong đám tang của những người nghệ sĩ. Không chỉ riêng trong đám tang của diễn viên Anh Vũ vừa qua mà trước đó, đám tang của ca sĩ Wanbi Tuấn Anh, nghệ sĩ Minh Thuận cũng gặp tình cảnh hỗn loạn tương tự.

Bên cạnh nỗi buồn tiếc thương cho những người nghệ sĩ quá cố là sự nhẫn tâm của đám đông livestream đầy xấu xí - Ảnh 5.

Hình ảnh đáng buồn được chụp lại tại tang lễ của Minh Thuận.

 

Bên cạnh nỗi buồn tiếc thương cho những người nghệ sĩ quá cố là sự nhẫn tâm của đám đông livestream đầy xấu xí - Ảnh 6.

Nữ ca sĩ Đông Nhi từng phải chen lấn xô đẩy, phải nhờ tới bảo vệ dẫn qua khỏi đám đông để tới viếng Wanbi Tuấn Anh.

Bên cạnh nỗi buồn tiếc thương cho những người nghệ sĩ quá cố là sự nhẫn tâm của đám đông livestream đầy xấu xí - Ảnh 7.

Nghệ sĩ Hoài Linh rơi vào tình huống dở khóc dở cười khi đến viếng Duy Nhân khi người dân thì hò reo, vỗ tay và chụp ảnh.

Nở một nụ cười trong đám tang đã là điều khó chấp nhận, vậy mà họ còn cười cợt, bình luận, lợi dụng đám tang để câu like, câu view và kiếm tiền. Từ khi nào thời đại mà chúng ta đang sống trở nên như thế này? Thời đại công nghệ 4.0 "trong mơ" của con người đấy ư? Không hề, đây là một mặt trái khó có thể chấp nhận về một thời đại mà ranh giới giữa tình người và tiền bạc chỉ cách nhau qua một chiếc màn hình.

Diễn viên Ngọc Lan viết: "Khi thời đại 4.0 lên ngôi, khi mà người ta chẳng cần quan tâm đến nội dung, chỉ cần lượt view cao là họ có thể chiễm chệ mỗi tháng nhận 400- 500 triệu, thì đây, hệ quả của việc này là đây, những con kềnh kềnh đang chực chờ để kiếm tiền. Có tàn nhẫn quá không các bạn? Đồng tiền rót về tài khoản của các bạn mỗi tháng vì những chiêu trò như thế này các bạn ăn có ngon miệng không?".

Trước khi là nghệ sĩ, là người nổi tiếng, họ cũng là con người. Trong đám tang của người ta, nếu không thể chia sẻ nỗi buồn hay thắp được một nén nhang tiễn biệt thì cũng đừng cười vui trên sự đau thương của người khác, đừng lợi dụng họ để thoả mãn những niềm vui phù phiếm của bản thân trên thế giới ảo.

 

Bên cạnh nỗi buồn tiếc thương cho những người nghệ sĩ quá cố là sự nhẫn tâm của đám đông livestream đầy xấu xí - Ảnh 8.

Họ thấy gì vui ở đám tang của người ta vậy?

Theo helino.ttvn.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm