Diễn viên "Hoa cỏ may" Lương Giang: "Hạnh phúc của tôi là được giúp đỡ trẻ mắc hội chứng tự kỷ điển hình"
Là hậu duệ của nhà Thanh, bà có giá trị cả trăm nghìn tỷ nhưng chỉ yêu hai thứ trong đời: Đàn hương đỏ và 'Đường Tăng' / Cuộc đời trái ngược của 2 mỹ nhân đóng sitcom đình đám xứ Hàn một thời - 'Gia đình số 1'
Khi sự nghiệp đang trên đà phát triển, Lương Giang lại bất ngờ "ở ẩn", dành thời gian của mình cho hội họa và công việc kinh doanh. Đặc biệt, cô dành nhiều tâm huyết cho công việc thiện nguyện. Trong nhiều năm qua, Lương Giang thu hút sự chú ý với dự án lớp học vẽ từ thiện, hoàn toàn miễn phí cho trẻ tự kỷ.
Gặp gỡ phóng viên, nữ diễn viên xinh đẹp đã có nhiều chia sẻ về hành trình đồng hành cùng trẻ tự kỷ của mình.
Với mong muốn lan tỏa tình yêu nghệ thuật đến tất cả mọi người, đặc biệt là những trẻ em gặp trở ngại về tâm lý, Lương Giang mở lớp học vẽ phi lợi nhuận.
- Đã có thời gian dài hoạt động vì sự phát triển của trẻ tự kỷ, khó khăn lớn nhất mà chị gặp phải là gì?
Sau một khoảng thời gian hoạt động với trẻ tự kỷ, tôi nghĩ khó khăn lớn nhất mà chắc chắn ai cũng sẽ đồng ý là việc thấu hiểu và kết nối sâu sắc với thế giới nội tâm của các em. Thời gian đầu khi dạy cho các em dù chúng tôi đã chuẩn bị tâm lý nhưng vẫn có những trường hợp không tránh được.
Ví dụ như có những lúc bị các bạn phản ứng mạnh, giơ tay gạt mạnh là các thầy cô giáo ngã liểng xiểng vì có bạn thể chất tốt, dù tuổi nhỏ nhưng ngoại hình lớn. Hay có những trường hợp ăn vạ rồi nằm giãy ra khóc hoặc đôi khi cầm bút vẽ xong thì bẻ luôn...
Nhưng dần dần, chúng tôi đã tìm được cách tiếp cận và tương tác khéo léo nhất động viên các em trong quá trình học tập.
Hình ảnh cô giáo Giang hướng dẫn những bước cơ bản cho các bé trong lớp.
- Chị thấy mọi người đang có suy nghĩ sai lệch lớn nào về trẻ tự kỷ?
Một suy nghĩ sai lệch lớn về trẻ tự kỷ mà tôi thấy rất phổ biến là quan điểm rằng các em không thể tham gia vào xã hội và đóng góp cho cộng đồng. Thực tế, từ chính những trải nghiệm của bản thân và thông qua thời gian làm việc với các em, tôi nhận thấy rằng trẻ tự kỷ không chỉ có khả năng, mà còn có đầy đủ tiềm năng để phát triển và tỏa sáng. Mỗi cá nhân, bất kể có hạn chế hay không, cũng đều giá trị và có thể mang lại những đóng góp đặc biệt cho xã hội. Quan trọng nhất là chúng ta cần tạo ra cơ hội và một môi trường ủng hộ để các em có thể phát huy hết tiềm năng của mình.
Nhìn thấy sự tiến bộ và thành công của các em trong việc vượt qua những thách thức, tôi tin rằng mọi người sẽ ngày càng hiểu và trân trọng hơn giá trị của sự đa dạng và sức mạnh của tình yêu thương, sự hỗ trợ cũng như khích lệ, sẻ chia.
Nhiều học sinh thể hiện năng khiếu qua những nét vẽ tự nhiên khiến cô cảm thấy các em không phải trẻ tự kỷ mà là những thiên tài.
- Nỗi khổ tâm, vất vả lớn nhất của các phụ huynh có con bị trẻ tự kỷ là gì vậy?
Khi dành thời gian trò chuyện cùng phụ huynh các em, tôi cảm nhận được nỗi khổ tâm lớn nhất của những người cha mẹ ấy không chỉ đến từ việc đối mặt với các thách thức hàng ngày trong việc nuôi dưỡng con, mà còn là cảm giác cô đơn và bất lực trong hành trình chăm sóc và hỗ trợ con mình. Họ luôn lo lắng về tương lai của con, không biết liệu con mình có thể thích ứng và hòa nhập với xã hội được không, hay là con ra ngoài có được đối xử công bằng không.
Mỗi ngày, họ phải đối mặt với nhiều thách thức mà không phải ai cũng có thể hiểu được. Bản thân họ không chỉ làm việc vất vả mà còn phải đối mặt với áp lực và những kỳ vọng của xã hội về việc nuôi dưỡng con cái.
Tình yêu của các bà mẹ có con tự kỷ đãtruyền sang choLương Giang, khiến côquyết định mở lớp vẽtừ thiện hoàn toàn miễn phí.
Ở lớp học của tôi, có những người mẹ đã hi sinh cả thanh xuân, cũng như công việc đang trên đà rực rỡ để ở bên cạnh con mình. Hay là có phụ huynh ở tận Ba Vì nhưng sáng thứ 6 nào cũng chở con đến trung tâm để học vẽ trong suốt nhiều năm qua…
Tuy nhiên có một điều mà tôi chắc chắn, đó là dù cho gặp phải bất kỳ khó khăn nào đi nữa, tình yêu và sự hy sinh của các phụ huynh có con bị tự kỷ vẫn luôn vượt lên trên mọi thứ. Họ dành cho con mình tất cả tình yêu, sự quan tâm và hy vọng để con mình có được cuộc sống tốt nhất có thể. Điều đó làm cho tôi cảm thấy hành trình của họ không chỉ là một cuộc chiến mà còn là một tấm lòng tuyệt vời của những người làm cha mẹ.
- Hiện có rất nhiều trung tâm dạy học riêng cho trẻ tự kỷ nhưng thực chất lại biến tướng, bạo hành trẻ. Chị nghĩ sao về việc này và giáo dục Việt Nam có cần phát triển những quy định, hệ thống dạy học riêng cho các bé tự kỷ không?
Nữ diễn viên mong muốn lớp vẽ trở thành nơi ươm mầm những năng khiếu hội họa, giúp các em tự kỷ theo đuổi mơ ước và có một công việc để nuôi sống bản thân trong tương lai.
Việc biến tướng và bạo hành trẻ tự kỷ tại các trung tâm dạy học riêng là một vấn đề đáng lo ngại và cần phải được xử lý một cách nghiêm khắc. Theo tôi thấy, chúng ta cần phải nhìn nhận rằng trẻ tự kỷ cần một môi trường giáo dục an toàn, có đầy đủ sự hỗ trợ và chăm sóc.
Đối với nhiều em, việc tham gia vào các trung tâm dạy học riêng có thể là một cơ hội quý báu để các em phát triển kỹ năng xã hội và giao tiếp cho bản thân mình. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và phát triển một cách tích cực, các trung tâm này cần được giám sát chặt chẽ, tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ trẻ em.
Bên cạnh đó tôi nghĩ rằng, việc xây dựng và thúc đẩy các hệ thống giáo dục riêng cho trẻ tự kỷ là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của các em, giúp các em phát triển tối đa tiềm năng của mình. Điều quan trọng phải đảm bảo rằng mọi nỗ lực này đều là vì đặt lợi ích và sự phát triển của trẻ lên hàng đầu và nghiêm khắc khi đứng trước bất kỳ một hành vi bạo hành nào đó.
Ảnh tập thể các giảng viên dạy vẽ tranh. Tên phòng tranh được đặt theo tên con gái của Lương Giang -Megan.
- Hành trình dạy vẽ cho các bé, kỷ niệm nào khiến chị thấy vui và tự hào nhất?
Hành trình để các con tiến bộ và trở thành những hoạ sĩ trong tương lai chắc chắn là không hề đơn giản. Nhưng tôi đã quyết tâm theo đuổi công việc và khi nói chuyện với phụ huynh của các con, thấu hiểu được sự khó khăn và nỗi lòng của những người làm cha, làm mẹ. Bản thân tôi càng có thêm động lực gắn bó với công việc thiện nguyện này.
Trong hành trình gần 6 năm, chúng tôi đã có rất nhiều kỷ niệm đẹp. Khi các con bật lên tiếng gọi “Chào cô”; khi các bạn biết chủ động cầm bút vẽ được; khi nhìn thấy những hành động đúng và thành quả là những bức tranh đẹp của các con là bao nhiêu áp lực như tan biến… Chỉ mong sao, các con tiến bộ mỗi ngày để hòa nhập với cuộc sống bình thường như bao trẻ khác.
Những bức tranh do các em học sinh trong lớp thiện nguyện của Lương Giang vẽ.
- Gia đình có thấu hiểu và ủng hộ công việc thiện nguyện này của chị không?
Gia đình tôi luôn đồng hành ở bên và hỗ trợ tôi hết mình trong hành trình này. Họ luôn lắng nghe và chia sẻ những cảm xúc của tôi, giúp tôi tiếp tục công việc của mình với sự nhiệt thành nhất.
- Chi phí lớp học nghệ thuật luôn ở mức cao, mỗi năm chị phải tài trợ bao nhiêu cho hoạt động dạy vẽ của mình vậy?
Khi xây dựng và duy trì bất cứ một lớp dạy vẽ nào, tôi cũng đều đặt chất lượng và sự sáng tạo lên hàng đầu. Điều này đồng nghĩa với việc phải đầu tư một khoản chi phí đáng kể để đảm bảo rằng mỗi lớp học nghệ thuật mà tôi đứng ra tổ chức đều mang lại giá trị và trải nghiệm học tập đích thực cho các học viên. Tuy nhiên, đây là một khoản tài trợ rất ý nghĩa, vì nó giúp tạo ra một môi trường học tập tốt nhất và khuyến khích sự phát triển sáng tạo không ngừng cho các em.
Thú thật, có rất nhiều đơn vị muốn đồng hành cùng chúng tôi theo kiểu góp vốn cùng hoặc muốn tài trợ để quảng cáo nhưng tôi luôn từ chối. Chi phí lớp học này tôi kham được nên không cần tài trợ thêm và càng không muốn trục lợi bằng công việc từ thiện. Để mở ra lớp học thì dễ nhưng để có thể hoạt động được lâu dài thì rất khó. Nó đòi hỏi phải có tình cảm thật, phải có tâm, có tình yêu, có sự kiên nhẫn và sự nhẹ nhàng với các em nhỏ.
Nữ diễn viên từ chối nhiều đơn vị xin tài trợ vì sợ bị mang tiếng trục lợi.
- Với chị Lương Giang, hạnh phúc hiện tại là gì?
Hạnh phúc hiện tại đối với tôi là có được sự gắn kết và tình yêu thương của gia đình và những người thân yêu. Ngoài ra, tôi có sức khỏe, có cơ hội và điều kiện để làm những việc mà tôi đam mê, như giúp đỡ những trẻ mắc hội chứng tự kỷ điển hình và mang đến hy vọng cho cuộc sống của các em.
Đó là một cảm giác khó diễn tả thành lời khi tôi nhìn thấy những mục tiêu của mình dần trở thành hiện thực, từng bước. Nó thúc đẩy tôi tiếp tục phấn đấu một cách mạnh mẽ để góp phần cho sự phát triển tích cực của cộng đồng.
Thật ra tôi nghĩ muốn hạnh phúc đơn giản lắm. Ít nhất là chúng ta cần biết ơn mỗi ngày và hưởng thụ từng khoảnh khắc trong cuộc sống. Dù nhỏ bé hay lớn lao, mỗi niềm vui, mỗi thử thách đều là một phần quan trọng trong hành trình của mỗi người.
Cảm ơn chị, chúc chị nhiều thành công!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xuất hiện tình tiết có lợi cho Đàm Vĩnh Hưng, nam ca sĩ có thể thắng kiện lấy 50 triệu USD?
Sau khi ly hôn, nhìn vào hoàn cảnh hiện tại của Chương Tử Di, tôi nhận ra cô đã 'thua' trong cuộc hôn nhân với Uông Phong
Vì sao con trai Thương Tín không thể chăm sóc cho cha?
Đàm Vĩnh Hưng có thể đòi được tỷ phú Mỹ bao nhiêu tiền? Vụ kiện triệu đô có diễn biến gây xôn xao
MC Quyền Linh tiết lộ phản ứng của Lọ Lem khi bị công kích, lời khuyên đúng chuẩn 'ông bố quốc dân'
Hé lộ thông tin ít ai biết về chồng của MC Mai Ngọc: Kém nữ MC 2 tuổi, từng đỗ vỡ với hoa hậu Vibiz