Văn hóa

Đời tư ít người biết của diễn viên đóng Quan Âm Bồ Tát

Tả Đại Phân được khán giả nhiều nước biết đến nhờ vai Quan Âm Bồ Tát trong "Tây du ký" 1986. Nhưng ít ai biết về mối quan hệ thân thiết giữa bà và Chủ tịch Mao Trạch Đông.

Sư tử bị linh cẩu cắn đuôi, cướp thức ăn trắng trợn / Chân dung gấu thần linh, loài gấu không ai dám mạo phạm

Trong Tây du ký 1986, vai Quan Thế Âm Bồ Tát của Tả Đại Phân được coi là kinh điển cho đến tận bây giờ. Với gương mặt phúc hậu, giọng nói nhẹ nhàng, bà được báo chí Trung Quốc ví von “Bồ Tát hiển linh”.

Nhưng ít ai biết rằng Tả Đại Phân đến được với Tây du ký cũng nhờ mối quan hệ với Chủ tịch Mao Trạch Đông.


Tả Đại Phân vai Bồ Tát trong phim.

Tả Đại Phân quen đạo diễn Dương Khiết rất tình cờ. Năm 1976, Chủ tịch Mao Trạch Đông bệnh tình ngày càng trầm trọng, khi nằm trong bệnh viện, ông vẫn nói muốn xem một tác phẩm kịch truyền thống. Vì thế, đoàn nghệ thuật Hồ Nam đã cố gắng tập một vở kịch với ý chúc ông sớm bình phục.

“Dương Khiết là đạo diễn được lựa chọn thực hiện vở kịch đó. Năm đó, tôi vừa tròn 33 tuổi. Tôi đóng vai Bồ Tát. Khi xem tôi diễn, Dương Khiết liền nói tôi diễn Quan Thế Âm rất giống. Bà còn nói sau này nếu cần diễn viên đóng Quan Thế Âm, chắc chắn sẽ mời tôi”, Tả Đại Phân chia sẻ.

“Cuộc đời tôi có được tiếng tăm như hiện tại cũng nhờ nhân duyên và mối quan hệ với Chủ tịch Mao Trạch Đông”, bà nói thêm.

 Tả Đại Phân thời trẻ.

Tả Đại Phân thời trẻ.

Tờ Sina cho hay nữ nghệ sĩ 73 tuổi như tri kỷ với cố lãnh đạo Trung Quốc. Đời tư của bà vì thế luôn là bí ẩn với truyền thông.

 

Tả Đại Phân gặp Chủ tịch Mao lần đầu năm 13 tuổi. Năm đó, bà là diễn viên nhí biểu diễn tại đoàn kịch ở Bắc Kinh. Khi nhìn thấy ông, bà liên tục quên lời thoại. Chủ tịch Mao còn trêu: "Bé gái này hay quên quá".

Năm 1959, bà lại được gặp chủ tịch khi diễn kịch tại Hồ Nam. “Tôi suýt nữa lại quên lời thoại của Vương Ngọc Hoàn khi thấy ông”, bà nhớ lại.

Sau khi diễn xong vở kịch, Tả Đại Phân được nhiếp ảnh gia thân cận của Chủ tịch Mao mời ở lại.

“Chủ tịch Mao muốn mời cô cùng khiêu vũ”, người này nói. Nghe vậy, Tả Đại Phân mặt đỏ bừng từ chối vì không biết nhảy. Bà được hướng dẫn vài động tác khiêu vũ trước khi đến gặp chủ tịch.

“Khi khiêu vũ chung, một lời tôi cũng không dám nói nhưng chủ tịch là người gỡ thế khó, vui vẻ trò chuyện với tôi", bà kể.

 

Baidu cho hay cũng từ đó, lần nào Chủ tịch Mao đến Hồ Nam, đoàn kịch cũng phân Tả Đại Phân biểu diễn và ở lại tiếp chuyện. Mối quan hệ của họ ngày càng thân thiết.

 Quan Âm Bồ Tát khi ở tuổi ngoài 70. Bà chọn cách sống bình dị tại quê nhà.

Quan Âm Bồ Tát khi ở tuổi ngoài 70. Bà chọn cách sống bình dị tại quê nhà.

Câu chuyện Tả Đại Phân và Mao Trạch Đông uống chung một chén trà đến giờ vẫn được kể lại rất nhiều trên các phương tiện báo chí.

Tại đoàn nghệ thuật Hồ Nam, bà có vị trí vững chắc khó thay thế.

Bên cạnh việc diễn xuất, Tả Đại Phân từng đảm nhận chức Phó chủ tịch hiệp hội kịch Hồ Nam, ủy viên Hội nghị Hiệp thương chính trị Hồ Nam, Phó chủ tịch Hội thanh niên tỉnh Hồ Nam.

 

Những năm tuổi già, Tả Đại Phân ở ẩn tại quê nhà. Bà sống giản dị trong ngôi nhà nhỏ, thỉnh thoảng dạy các cháu cùng xóm diễn kịch.

“Nhiều người tưởng tôi rất giàu nhưng không phải vậy. Thời của tôi, nghệ sĩ có tiếng nhưng không có tiền. Năm đóng Tây du ký, thù lao Lục Tiểu Linh Đồng ở mức 70 đến 80 NDT/tập, tôi thấp hơn, 57 NDT/tập. Chúng tôi ngày đó chỉ biết diễn, không quan tâm thù lao”, bà nói.

1

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm