Dương Khiết rơm rớm nước mắt chia sẻ bí mật về cái chết thảm thương năm 1997 của ngựa Bạch Long trong bản 'Tây Du Ký'
Tây Du Ký 1986 đã 'lừa' khán giả suốt 34 năm, hóa ra những cảnh quay long cung đều là 'giả trân' / Tiết lộ lý do đạo diễn Dương Khiết trả cát xê vai Bạch Long Mã trong 'Tây Du Ký 1986' cao gấp nhiều lần dàn diễn viên chính
Những con mèo con, cún con khi còn nhỏ, đôi mắt to tròn dễ mến của chúng khiến người ta trở nên dịu dàng hơn, nhưng khi bánh xe thời gian đã lăn dài, những con mèo, cún con ấy đều bị chiếc xe ấy của chúng ta kéo phía dưới, chẳng ai thèm xuống xe ôm chúng lên cả. Mà động vật cũng có tình cảm, chỉ là chúng không biết thể hiện như con người, điều đó không có nghĩa chúng không biết buồn.
Mười mấy năm trước, nền điện ảnh Trung Quốc vẫn ở trong tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn kinh phí, đạo diễn Dương Khiết xuất phát từ một vài cân nhắc đã quyết định quay bộ phim “Tây du ký”. Khi ấy, kỹ xảo điện ảnh Trung Quốc cực kỳ lạc hậu, để tìm hiệu quả hình ảnh chân thực nhất, Dương Khiết đã đưa đoàn phim đi trèo đèo lội suối, đi khắp nơi trong Trung Quốc.
Ngựa Bạch Long cũng là một trong số đệ tử đi theo Đường Tăng thỉnh kinh cùng với Tôn Ngộ Không, Sa Tăng và Trư Bát Giới nhưng số phận của chú ngựa trắng đảm nhận vai diễn này quá thảm.Sự giao lưu giữa người với người vô cùng tiện lợi, vì con người có ngôn ngữ của mình, nhưng con người với động vật trừ phi là có thể đạt tới cảnh giới thần giao cách cảm, tâm linh tương thông, nếu không thì sẽ có rất nhiều thứ không thể nào trao đổi, giao tiếp được với nhau.
Cho dù trong 4 thầy trò, chỉ có một mình Đường Tăng là con người, nhưng Tôn Ngộ Không, Sa Tăng và Trư Bát Giới đều đã được mở thần trí, hầu như đều xuất hiện trong hình tượng yêu quái. Nhưng ngựa Bạch Long lại không như thế, có đôi lúc Bạch Long sẽ hóa thành hình người mà đa phần đều làm vật cưỡi của Đường Tăng.
Nếu đã như thế, việc tìm một con ngựa là việc cấp bách. Trong sách, ngựa Bạch Long thân trắng như tuyết, quả thực khó mà có thể tìm thấy hình tượng nào có thể phù hợp với trong sách. Ban đầu Dương Khiết cũng từng nghĩ sẽ dùng cách đóng giả, dùng những con ngựa có màu sắc khác quay ở góc độ từ xa, nhưng cho dù thế nào vẫn phải áp sát ống kính lại. Ngoài ra, Dương Khiết còn nhuộm màu cho ngựa, khi ấy kỹ thuật nhuộm màu vẫn chưa tiên tiến, quay đi quay lại, màu gốc của ngựa vẫn lộ ra.
Cuối cùng, trên thảo nguyên Tích Lâm Quách Lặc, Dương Khiết đã tìm thấy một con ngựa trắng, nó từng là vật cưỡi của đoàn trưởng đoàn kỵ binh, đã từng ở bên đoàn trưởng rất lâu. Nghe ý nguyện của Dương Khiết xong, đoàn trưởng không hề muốn bán ngựa của mình cho Dương Khiết, nhưng ông cứ cầu khẩn hết lần này tới lần khác, cuối cùng thì đoàn trưởng cũng đồng ý, cuộc giao dịch 800 nhân dân tệ biến ngựa Bạch Long từ tay của một người trở thành ngựa trong tay của một nhóm người, khi ấy họ đều không biết, số phận của chú ngựa đã đang dần đi tới kết cục bi thảm.
Trong quá trình quay phim, ngựa Bạch Long chịu trách nhiệm khổ lao, còn nhiều lần bị thương, suýt chút nữa mất mạng. Trên đường núi, ngựa Bạch Long liên tục bị ngã nhưng nó không những phải gánh vác trọng lượng của bản thân, mà còn phải phụ trách trọng lượng của một số diễn viên trong đoàn phim. Khi quay tới cảnh trên băng đá, ngựa Bạch Long vốn dĩ không thể nào đứng vững trên đó được, chân của nó bị kẹp vào trong hốc đá, suýt nữa thì hồn về Tây Thiên.
6 năm sau, đoàn phim đóng máy, ngựa Bạch Long đi đâu về đâu đã trở thành một vấn đề. Mọi người trong đoàn làm phim đương nhiên không thể đem nó về nuôi được, thế nên Dương Khiết đã để lại nó cùng với đạo cụ ở lại khu phim trường Vô Tích. Trong những tòa phim trường ấy, ngựa Bạch Long trở thành một đối tượng bị nhiều người tới vui chơi, chỉ cần có người xuất hiện thì có thể trèo lên lưng nó cưỡi. Mỗi ngày, nó phải tiếp đãi gần 100 vị khác, gần như không có lúc nghỉ ngơi.
Năm 1995, Dương Khiết tới Vô Tích thăm ngựa Bạch Long, lúc này nó đã gầy trơ xương, điều khiến Dương Khiết rơi lệ chính là năm 1997, khi ông một lần nữa nghe thấy tin tức về ngựa Bạch Long, nó đã không còn trên đời này nữa, không ai biết nó được chôn cất ở đâu và nó đã qua đời lúc nào. Nhưng, theo như nghi thức quân đội, nó đáng lẽ phải được mai táng một cách trịnh trọng, vinh quang.
Lãng quên chính là việc mà con người hiện đại giỏi làm nhất. Còn đằng sau việc ngựa Bạch Long biến mất, không chỉ là do con người lãng quên, mà còn là sự lợi dụng và vô tâm vô số lần, suy cho cùng vẫn là sự tàn nhẫn của lòng người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vợ chồng tỷ phú Mỹ tuyên bố cứng sau khi bị Đàm Vĩnh Hưng kiện, hé lộ thêm vụ Mr.Đàm đứt lìa vài ngón chân
Bà là 'người phụ nữ đẹp nhất Trung Quốc', từng kết hôn hai lần và không có con, hiện đã 72 tuổi mà vẫn xinh đẹp đáng ghen tị
'Ký ức' bên sông Hàn: Chương trình nghệ thuật chạm đến trái tim
Được Hoài Linh trao đặc quyền, Hoài Lâm quyết từ bỏ?
Trương Nghệ Mưu: Năm đó tôi đang định cưới Củng Lợi, lại bị một người đàn ông hủy hoại tất cả
Jang Dong-gun nên duyên cùng Kim Hee-ae trong phim "Gia đình hoàn hảo"