Văn hóa

Khám phá bản sắc văn hóa của người Cơ Tu, Pa Kô và Bru Vân Kiều

DNVN - Nam Đông và A Lưới là 2 huyện miền núi vùng cao phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, luôn giữ trong mình nhiều di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu. Nơi hội tụ những sắc màu văn hóa vật thể, phi vật thể và ẩm thực của các đồng bào dân tộc anh em Bru Vân Kiều, Pa Kô, Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Hy...

Thánh soi phát hiện loạt "hint" nghi hẹn hò của Sam và Jun Phạm: Áo đôi, vòng cặp, địa điểm check-in trùng hết! / Chung kết Rap Việt: Karik bất ngờ xin lỗi Trấn Thành, chuyện gì đây?

Người Cơ Tu

Cộng đồng người Cơ Tu đã hình thành nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc trên vùng đất này. Điểm nhấn của dân tộc người Cơ Tu là nhà Gươl, với mỗi người Cơ Tu, nhà Gươl là một biểu tượng văn hóa, là chốn linh thiêng, nơi có sự hiện diện của các thần linh và tổ tiên, ông bà người Cơ Tu. Ngôi nhà cũng là kết quả của cả cộng đồng, do mọi người cùng nhau xây dựng lên.

Một già làng ở huyện A Lưới cho biết: “Xây dựng nhà Gươl rất hệ trọng, khi chọn được đất làm nhà thì người Cơ Tu tổ chức lễ dựng nhà Gươl. Lễ được tổ chức khi mặt trời vừa mọc. Đầu tiên là dựng cây cột cái, sau đó già làng lấy nước nguồn tinh khiết tắm cho cột cái để cầu mong thần linh phù hộ cho dân làng khoẻ mạnh, sống hoà thuận, đoàn kết, hạnh phúc, thương yêu nhau”.

Cộng cồng Cơ Tu tổ chức lễ hội bên cạnh ngôi nhà Gươl, biểu tượng văn hóa, chốn linh thiêng, nơi có sự hiện diện của các thần linh và tổ tiên, ông bà người Cơ Tu.

Cộng cồng Cơ Tu tổ chức lễ hội bên cạnh ngôi nhà Gươl, biểu tượng văn hóa, chốn linh thiêng, nơi có sự hiện diện của các thần linh và tổ tiên, ông bà người Cơ Tu.

Ngôi nhà Gươl cũng gắn liền với các sinh hoạt cộng đồng của làng, bản, in đậm dấu ấn văn hoá của vùng đất Trường Sơn, các loại hình văn hóa tiêu biểu của đồng bào Cơ Tu thường được tái hiện ở đây như: Văn hóa cồng chiêng, lễ hội, điêu khắc gỗ Tây Nguyên…Vào dịp diễn ra hoạt động truyền thống, dưới mái nhà Gươl là hình ảnh các nghệ nhân ngồi đánh chiêng, phụ nữ ngồi dệt vải, tiếng chiêng ngân dìu dặt đêm hội, nam giới Cơ Tu múa điệu Tân tung, thiếu nữ Cơ Tu uyển chuyển, nhịp nhàng múa Da dáthể hiện nét đẹp của người con gái miền sơn cước, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.

Những điệu múa thấm đẫm hơi thở của đại ngàn, những ché rượu cần ngất ngây men say trước nhà Gươl, những hội mừng lúa mới, lễ hội được mùa, lễ kết nghĩa anh em, lễ tạ ơn sinh thành, lễ đâm trâu…

Trải qua nhiều thế hệ, đồng bào đã hun đúc, sáng tạo nên những điệu dân vũ mang đậm hơi thở cuộc sống và tâm linh. Nó thể hiện vẻ đẹp của nghệ thuật tạo hình của trang phục tiêu biểu cho cội nguồn văn hoá của dân tộc Cơ Tu.

Trải qua nhiều thế hệ, đồng bào đã hun đúc, sáng tạo nên những điệu dân vũ mang đậm hơi thở cuộc sống và tâm linh. Nó thể hiện vẻ đẹp của nghệ thuật tạo hình của trang phục tiêu biểu cho cội nguồn văn hoá của dân tộc Cơ Tu.

 

Trải qua nhiều thế hệ, đồng bào đã hun đúc, sáng tạo nên những điệu dân vũ mang đậm hơi thở cuộc sống và tâm linh. Nó thể hiện vẻ đẹp của nghệ thuật tạo hình, của âm nhạc, của hình thể, của trang phục… tiêu biểu cho cội nguồn văn hoá của dân tộc Cơ Tu.

Người Bru Vân Kiều và Pa Kô

Với người Bru Vân Kiều, chủ làng tồn tại theo nguyên tắc cha truyền con nối (chủ làng và chủ đất là một). Nhưng với người Pa Kô, có trường hợp chủ làng, chủ đất là hai người khác nhau. Tuy nhiên, cả người Bru Vân Kiều và Pa Kô đều coi việc chọn đất để dựng bản làng là việc cực kỳ quan trọng.

Người Bru Vân Kiều, công việc này được già làng quyết định, dựa vào các yếu tố thực tế (bảo đảm các yếu tố thuận lợi cho sản xuất, cư trú, gần nguồn nước,…) và yếu tố tâm linh (tức là phải được thần linh - Yàng đồng ý). Khi được Yàng đồng ý (thông qua việc xem chân giò gà), “Già làng chọn 8 hạt gạo tốt (hạt gạo nguyên, lành lặn, không sứt mẻ) bỏ vào 1 ống tre, chôn nằm ngang xuống chỗ đất đã chọn. Sau 3 ngày đêm đào lên, nếu 8 hạt gạo còn nguyên vẹn, không xê dịch, có nghĩa Yàng báo cho biết đây là chỗ đất tốt lành… bấy giờ mới tiến hành dựng bản làng”.

 

Người mẹ Pa Kô trong bộ đồ truyền thống sặc sỡ

Người mẹ Pa Kô trong bộ đồ truyền thống sặc sỡ

Tương tự, để chọn được đất lành, người Pa Kô có quan niệm mang tính tâm linh về vùng đất dữ hay lành theo cách thức “cắm cọc” và “chôn gạo” xuống đất. Nếu như việc chọn đất dựa theo cách “chôn gạo” diễn ra tương tự như cách làm của người Bru Vân Kiều, thì việc cắm cọc chọn đất lại phụ thuộc vào giấc mơ của những người đi chọn đất. Nếu trong giấc mơ, họ nhìn thấy mình bắt được nhiều cá, ăn cơm với cá thì có nghĩa là đất lành, thần linh cho phép dựng bản làng và ngược lại. Tuy nhiên, trong nhiều giấc mơ xấu, tốt của những người đi chọn đất thì việc quyết định chọn nơi dựng làng do chủ làng và già làng quyết định.

Đời sống văn hóa tinh thần của người Bru Vân Kiều và Pa Kô rất phong phú, đa dạng.

Đời sống văn hóa tinh thần của người Bru Vân Kiều và Pa Kô rất phong phú, đa dạng.

 

Người Pa Kô luôn tôn thờ thần Lúa. Hằng năm, họ làm lễ Apier vào tháng 3 âm lịch trước lúc xuống giống, tháng 6 âm lịch thì làm lễ Puh boh và tháng 10 âm lịch thì làm lễ Kvăng trước khi thu hoạch. Ngoài ra, họ còn có lễ Tăng aper, có nghĩa là cầu chúc mùa gieo trồng xanh tốt. Điểm nổi bật nhất trong đời sống văn hóa vật chất của người Pa Kô là dệt váy, áo khố và đan lát các vật dụng trong gia đình, còn văn hóa tinh thần tuy chưa phong phú nhưng phần nào đã khắc họa được nét nhân bản sâu xa, sự rung cảm tự nhiên trước cuộc sống đầy gian lao nơi núi rừng.

Đời sống văn hóa tinh thần của người Bru Vân Kiều và Pa Kô rất phong phú, đa dạng. Nhiều trong số đó được gìn giữ đến ngày hôm nay và được tái hiện một cách sinh động như: Lễ tế Yàng trong sản xuất của người Bru Vân Kiều, Tục đi sim, Lễ hội A-gia của đồng bào Pa Kô, Lễ hoàn ân thổ thần ở bản A Liêng…

Hai dân tộc Bru Vân Kiều và Pa Kô có một gia tài nhạc cụ rất phong phú, mỗi loại nhạc cụ để phục vụ một lễ hội khác nhau

Hai dân tộc Bru Vân Kiều và Pa Kô có một gia tài nhạc cụ rất phong phú, mỗi loại nhạc cụ để phục vụ một lễ hội khác nhau

 

Hai dân tộc Bru Vân Kiều và Pa Kô có một gia tài nhạc cụ rất phong phú. Mỗi loại nhạc cụ để phục vụ một lễ hội khác nhau. Nếu như trong Tục đi sim, người Bru Vân Kiều, Pa Kô sử dụng đàn Ta lư và sáo Khui thì Lễ tế thần linh, lễ tang phải có thanh la, chiêng và trống.

Ngoài ra, trang phục truyền thống được xem là một nét văn hoá độc đáo cần được bảo tồn và phát huy của dân tộc Bru Vân Kiều và Pa Kô.


Minh Tuệ
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm