Văn hóa

Làm gì để xây dựng hệ thống lý luận phê bình văn học nghệ thuật hiện đại, khoa học ?

Đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng sáng tác và thưởng thức của công chúng, những năm gần đây công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật dường như đã có những bước chuyển tích cực, tuy nhiên so với thực tiễn sáng tác vẫn còn rất trầm lắng.

MC Quyền Linh: Sức lực tôi đã đến giới hạn, không thể chịu đựng được nữa / Đàm Thu Trang - Cường Đô La tận tay làm từng ổ bánh mì cứu trợ mùa dịch

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương (Ảnh: TT)

Công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật vẫn trầm lắng, thiếu và yếu về lực lượng

Đây là nhận định của hầu hết các chuyên gia khi đánh giá về thực trạng công tác lý luận, phê bình văn học nghệ thuật hiện nay. So với thực tiễn sáng tác rất sôi động, đa dạng, phong phú, thậm chí phức tạp hiện nay, công tác phê bình chưa phát huy hết vai trò và sức mạnh của mình. Sự thiếu hụt về đội ngũ cán bộ làm công tác phê bình văn học, nghệ thuật, nhất là ở các lĩnh vực nghệ thuật như: âm nhạc, múa, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh,… diễn ra từ nhiều năm qua chưa thực sự được khắc phục hiệu quả. Ở một số diễn đàn phê bình văn học, nghệ thuật xuất hiện không ít những bài viết cảm tính, thiếu cơ sở khoa học, thậm chí quy chụp, võ đoán… Do đó không những không định hướng được sáng tác và sự tiếp nhận của độc giả, mà còn làm tăng nguy cơ loạn chuẩn, loạn giá trị trong đời sống văn học, nghệ thuật.

Bàn về vấn đề này, PGS.TS Phan Trọng Thưởng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương đã từng khẳng định:Đội ngũ làm công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật từ trung ương tới địa phương có vẻ đông đảo, nhưng thực tế đang thiếu trầm trọng người tâm huyết, có nghề, có bản lĩnh và kinh nghiệm để đảm đương tốt nhiệm vụ. Làm tốt công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc kích thích văn nghệ sĩ sáng tạo nhiều tác phẩm chất lượng cao. Nhưng, dường như chúng ta đang đối diện với rất nhiều khó khăn. Hiện nay, hoạt động sáng tác trên mọi lĩnh vực văn học, nghệ thuật khá sôi nổi, tạo thành nhiều khuynh hướng, nhưng đời sống lý luận, phê bình lại hết sức trầm lắng. Hình như giữa lý luận, phê bình với công tác nghiên cứu và hoạt động sáng tác có khoảng cách rất lớn, đôi khi có cảm giác không hề gắn với nhau.

Lạc quan hơn, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương nhận định, thời gian gần đây, hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật có nhiều chuyển biến so với trước, xuất hiện những “con mắt xanh” mới soi rọi vào đời sống văn học, nghệ thuật thông qua ngòi bút vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn, mang nhiều phương pháp nghiên cứu mới, thúc đẩy hoạt động sáng tạo và thưởng thức phát triển đúng hướng. Nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia những con số này vẫn còn rất khiêm tốn chưa nhiều so với yêu cầu đặt ra.

Phát biểu tại buổi làm việc với Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cũng đã khẳng định: Trong thời gian qua, những người làm công tác lý luận, phê bình đã chủ động tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ….Tuy nhiên hiện nay,các thế lực thù địch tập trung chống phá ta trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có văn học, nghệ thuật với những thủ đoạn, hình thức hết sức tinh vi gây ra dao động về tư tưởng, lập trường của một số văn nghệ sĩ; nhiều tác giả chạy theo xu hướng giật gân, câu khách, thẩm mỹ lệch lạc; thiếu đầu tư về chất lượng nội dung và tư tưởng cho các tác phẩm dẫn tới tình trạng “lượng nhiều, chất ít” và một thời gian dài chưa có các tác phẩm đỉnh cao phản ánh một cách sinh động và chân thực các thành quả cách mạng và sự đổi mới, phát triển không ngừng của đất nước, con người Việt Nam… Thực tiễn đó đòi hỏi cần có đội ngũ những nhà lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật sắc về chuyên môn, vững về bản lĩnh, nhạy bén với thời cuộc.

 

Xây dựng hệ thống lý luận phê bình VHNT hiện đại, khoa học,bắt nhịp với đời sống sáng tác

Sở dĩ bấy lâu nay công tác lý luận phê bình của chúng ta vẫn còn trầm lắng, chưa bắt nhịp được với đời sống sáng tác và chưa xây dựng được hệ thống lý luận văn nghệ hiện đại, khoa học, đủ sức giải đáp những vấn đề đặt ra trong thực tiễn như Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16-6-2008, của Bộ Chính trị, về Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới và các văn kiện quan trọng của Đảng đã đề ra là vì chúng ta thiếu đội ngũ và cơ chế hoạt động.

Ngoài Hội đồng lý luận phê bình VHNT những người làm lý luận phê bình VHNT hiện nay lại chủ yếu là những nhà báo theo dõi mảng VHNT vì thế chất lượng các tác phẩm không cao.Chúng ta cũng chưa có người ăn lương để chuyên làm công tác lý luận, phê bình. Hầu hết đều hoạt động "tay ngang" nên thiếu tính chuyên nghiệp.

Không chỉ định hướng sáng tác và thưởng thức văn học, nghệ thuật cho công chúng, yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đặt ra với công tác lý luận, phê bình văn học là bám sát thực tiễn đời sống, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Vì thế để nâng cao chất lượng phê bình văn học, nghệ thuật phải bắt đầu từ việc xây dựng đội ngũ các nhà phê bình chuyên nghiệp sắc sảo, tinh, nhạy nhưng phải có quan điểm đúng mực, thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, đủ để định hướng, tạo niềm tin cho công chúng.

Những năm qua, Hội đồng Lý luận phê bình VHNT trung ương hàng năm đều mở các lớp bồi dưỡng lý luận, phê bình cho các cán bộ phóng viên và những người làm về lĩnh vực VHNT, tuy nhiên việc bồi dưỡng chỉ kéo dài trong một hai ngày có lẽ là quá ít để có được những cây viết chuyên sâu.

 

Theo PGS.TS Phạm Quang Long, đội ngũ lý luận, phê bình và sáng tác văn học, nghệ thuật những năm qua dường như chưa “gặp nhau”. Rất nhiều liên hoan, hội diễn, hội thảo, diễn đàn văn nghệ, giới thiệu tác phẩm mới vắng bóng người làm lý luận, phê bình chuyên sâu. Vì vậy, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương cần phối hợp với các đơn vị tổ chức, tạo điều kiện cho đội ngũ lý luận, phê bình tiếp cận thực tế.

Một trong những nguyên nhân cũng hết sức quan trọng khiến cho các tác giả không mấy mặn mà với công tác phê bình VHNT là do chúng ta chưa có cơ chế riêng cho những người làm về lĩnh vực này,chế độ nhuận bút cho các bài viết về lý luận, phê bình VHNT vô cùng thấp, không tương xứng với công sức, tâm huyết và tri thức đầu tư cho tác phẩm vì thế không tạo được yếu tố kích thích đối với người làm lý luận, phê bình.

Để công tác lý luận, phê bình thực sự sôi động đáp ứng được với yêu cầu đặt ra, trong khi chờ đợi những bước chuyển về cơ chế, chính sách và điều kiện làm nghề, thiết nghĩ đội ngũ những người làm công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cần tiếp tục nuôi dưỡng và truyền giữ ngọn lửa đam mê sáng tạo, dấn thân và sẵn sàng dấn thân, dâng hiến… góp phần tạo bước chuyển tích cực cho văn học, nghệ thuật nước nhà.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm