Ông bầu Hoa hậu Việt Hùng chia sẻ cực 'sốc' về chuyện Hoa hậu Việt bán dâm
Những kiểu váy sơ mi dáng rộng mặc vào cuối tuần / Nữ chính “Quỳnh Búp Bê”: “Thời làm người mẫu, tôi bị nhận rất nhiều lời gạ gẫm"
Được mệnh danh là ông bầu hoa hậu, biết hết chuyện trong giới, nhà thiết kế Việt Hùng trò chuyện với Zing.vn xoay quanh chuyện các người đẹp hoa hậu, á hậu, hoa khôi… các cuộc thi ao làng đang dính nhiều bê bối, gây bức xúc trong dư luận.
>> Xem thêm: Con đường sa ngã của những người đẹp môi giới bán dâm nghìn đô
Cô nào “có mùi”, tôi gạch tên ngay
- Theo anh, ở Việt Nam có những cuộc thi nhan sắc nào uy tín?
- Tôi xin phép không trả lời câu hỏi này vì tôi nghĩ mình không có cơ sở để trả lời chính xác.
>> Xem thêm: Những đại gia nào bỏ nghìn đô mua dâm hoa hậu, á khôi, người mẫu?
- Nói vậy không lẽ không kể tên nổi một cuộc thi uy tín ở Việt Nam, kể cả Hoa hậu Việt Nam?
- Tôi học luật nên bị bệnh nghề nghiệp là phải có niềm tin và căn cứ vững chắc thì mới khẳng định được một điều gì. Còn về Hoa hậu Việt Nam thì tôi xin phép không có ý kiến gì cả.
>> Xem thêm: Những tiết lộ khó tin về đường dây á hậu, diễn viên bán dâm
Nhà thiết kế Việt Hùng: "Tôi bảo trả được 1 tỷ hoặc 2 tỷ thì tôi môi giới. Nói thật, ở Việt Nam chẳng có đại gia nào trả được mức giá đó cả". |
- Là người đào tạo, huấn luyện thí sinh hoa hậu nhiều năm, anh có dính tin đồn là tú ông, người môi giới?
- Nhiều lắm. Ai hỏi tôi có môi giới không, tôi bảo nếu đạt được những tiêu chuẩn của tôi thì tôi sẽ môi giới. Ví dụ, có những người môi giới chỉ cần tiền triệu, vài trăm USD, nhưng tôi bảo trả được chừng 1 tỷ hoặc 2 tỷ thì tôi mới làm. Và nói thật, ở Việt Nam chẳng có đại gia nào trả được mức giá đó cả, nên tôi cũng chẳng cần làm việc này.
>> Xem thêm: Ai đang hưởng lợi nhuận kếch xù từ kinh tế ngầm mại dâm?
Nói mức giá là 25.000 USD nhưng cô gái đi bán dâm chẳng bao giờ nhận đủ 25.000 USD cả, chia này chia kia hết.
Nhà thiết kế Việt Hùng. Ảnh: Thành Nguyễn. |
- Qua thông tin về các vụ bán dâm nghìn USD, người ta tưởng đại gia Việt giờ đây đã chịu chi hơn nhiều rồi chứ?
- Không có chuyện đó đâu. Đại gia họ cũng làm kinh tế khó khăn lắm, đâu có dễ dàng mà họ bỏ tiền ra như vậy. Lâu lâu cũng có trường hợp bỏ ra nhiều tiền nhưng chỉ là cá biệt thôi.
Chứ ở trong giới lâu năm, mức giá cao nhất tôi nghe đồn cũng chỉ là vài nghìn USD, còn đi sex tour này nọ cũng có giá cao nhưng không một ai có thể tự đi tự về cả. Đều có đường dây chăn dắt cả và phải chia tiền cho má mì, quản lý, cấp trên của quản lý…
Đó đều là những chuyện tôi nghe đồn chứ tôi chưa bao giờ trực tiếp trao đổi vấn đề đó. Trong giới, tôi phân biệt rất rõ giữa người làm nghệ thuật thật và người làm nghệ thuật giả.
Cô nào giả là tôi đều thấy “có mùi” hết. Làm người mẫu mà làm thật thì cũng phải chụp ảnh, lên báo, đi diễn này nọ chứ. Còn các cô làm giả thì có bao giờ họ đi diễn đâu. Chụp hình thì người làm thật cũng được mời chứ không phải bỏ tiền ra để chụp.
Chỉ cần thấy cô nào “có mùi” là tôi gạch tên khỏi danh sách hợp tác với mình.
Nhà thiết kế Việt Hùng từng bỏ chấm Hoa hậu Sắc đẹp Hoàn mỹ Toàn cầu 2017, cuộc thi mà Thư Dung đăng quang Hoa hậu. Ảnh: FBNV. |
Các cuộc thi ao làng không tồn tại lâu vì quy luật đào thải
- Theo anh, vì sao có quá nhiều cuộc thi “ao làng” tổ chức chỉ vài năm rồi lặn không sủi tăm?
- Đó là do quy luật đào thải. Nếu bạn tạo ra một cuộc thi nghiêm túc thì người ta đua nhau đến, còn nếu cuộc thi không nghiêm túc thì người ta không đồng hành nữa, cuộc thi sẽ chết yểu thôi.
Đồng hành ở đây là tôi nói thí sinh cứ không chỉ nhà tài trợ. Vì bất cứ cuộc thi nào muốn tồn tại cũng cần nguồn thí sinh chất lượng, có đầu tư. Mà các nguồn thí sinh lớn thường đến từ các công ty người mẫu, giải trí, họ có nhiều tiềm năng và khả năng đoạt ngôi hoa hậu cao chứ thí sinh vãng lai không có nhiều cơ hội đâu. Tôi nói thật, khó có thí sinh nào đoạt giải cao chỉ cần nhan sắc mà không có ê-kíp hùng hậu.
- Nhiều người cũng ngầm hiểu là mục đích của các cuộc thi ao làng này chẳng phải hướng tới sắc đẹp hay tính thiện gì cả?
- Trong xã hội nào cũng vậy, có cung ắt có cầu. Với thị trường chuộng hoa hậu như Việt Nam mình, điều đó là tất yếu. Tôi không nghĩ chất lượng thí sinh các cuộc đó không cao mà nếu là thí sinh chất lượng cao, họ biết chọn và có người định hướng cho họ đến với sân chơi phù hợp với khả năng của họ.
Các cuộc thi ao làng mọc lên như nấm nhưng cũng tàn lụi sau 2, 3 năm tổ chức. Ảnh: FBNV. |
Số còn lại cũng sàng lọc như giáo dục vậy, không đậu vào đại học, họ có thể học cao đẳng, trung cấp hoặc tệ hơn học một trường nào đó không yêu cầu đầu vào, đôi khi chỉ gắn cho mình cái mác sinh viên để vượt qua định kiến xã hội hay sử dụng vào việc gì không phải ai cũng hiểu hoặc tiêu cực hơn là hợp thức hoá bằng văn bằng giả.
Nhà thiết kế Việt Hùng: "Tôi còn cả đời để chứng minh mình sạch hay bẩn. Nếu tôi làm điều gì bẩn thỉu, tôi đâu dám nói những lời này". |
- Đó cũng là lý do mà một số cô gái có đủ điều kiện tri thức, nhân cách và nhan sắc chọn con đường khác không phải là con đường hoa hậu để phát triển cuộc đời mình. Bởi, họ đủ thông minh để bản thân mình bị đánh đồng với những cô gái khác trong cuộc thi hay trong showbiz không trong sáng.
- Nhưng dù có theo quy luật cung cầu đi chăng nữa thì việc nhiều người đẹp có danh hiệu hoa hậu, á hậu, hoa khôi… dính bê bối khiến danh hiệu bị vấy bẩn, khiến công chúng có ác cảm. Theo anh, phải làm gì để thay đổi tình trạng này?
Tôi nghĩ để thay đổi thì phải chọn một cô gái thông minh, có học thức, có nền tảng đạo đức tốt... cho các danh hiệu. Có như vậy, sự tha hoá bởi những cám dỗ khó hơn và chậm hơn hoặc nếu có họ cũng biết cách xử lý văn minh và ít phản cảm hơn trong xã hội.
- Dù sao, anh vẫn là một phần của guồng máy thi sắc đẹp ở Việt Nam. Anh có sợ người đời nhìn vào và nghĩ mình bẩn thỉu như những người đá nhúng chàm?
- Tôi không sợ gì cả vì tôi làm nghề này suốt đời. Tôi còn cả đời để chứng minh mình sạch hay bẩn. Nếu tôi làm điều gì bẩn thỉu, tôi đâu dám nói những lời này.
Không lẽ sau này có chuyện gì thì tự tôi vả vào mặt mình à? Tôi là người làm nghệ thuật chân chính, chỉ những ai cũng làm chân chính thì tôi mới hợp tác. Và tôi có khả năng cảm nhận được ai “có mùi”, vì người đó từ cử chỉ, tác phong, giao tiếp… đều không có đẳng cấp.
- Anh có thể ước lượng tỷ lệ các cô gái “có mùi” trong showbiz?
- Khoảng 55% các người đẹp showbiz Việt là "có mùi", làm nghệ thuật giả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tỷ phú Mỹ tuyên bố quay lưng với Đàm Vĩnh Hưng vì vụ kiện 'mất vài ngón chân', Mr.Đàm tỏ thái độ lạ
Thanh Thuỷ vừa đăng quang Hoa hậu Quốc tế đã lộ giấy đăng ký kết hôn?
Lưu Gia Linh hoàn toàn sụp đổ, hình ảnh vụ bắt cóc năm xưa bị rò rỉ, hé lộ sự thật việc không có con sau gần 20 năm kết hôn với Lương Triều Vỹ
Ngọc Trinh diện bikini, không ngại để lộ dấu vết 'phạm tội'
Gia thế và nhan sắc bạn gái kém 37 tuổi vừa sinh con cho diễn viên Quang Minh
Vợ cũ đại gia của Đàm Vĩnh Hưng tỏ thái độ sau khi nam ca sĩ kiện tỷ phú Mỹ vì đứt lìa vài ngón chân