Phạm Băng Băng, Trịnh Sảng: Nghịch lý showbiz Hoa ngữ, tài năng có hạn-cát xê ‘trên trời’
Loạt ảnh thời 18 của Phạm Băng Băng gây sốt: Tạo hình thì quê kiểng nhưng nhan sắc thì không thể lu mờ / Mãi chẳng thể tái xuất, hết thời sau bê bối trốn thuế nên Phạm Băng Băng phải làm điều này để vớt vát danh tiếng?
Mới đây, Trịnh Sảng trở thành cái tên “thống trị” các cuộc tranh luận trên mạng xã hội Trung Quốc khi bị tình cũ Trương Hằng tố nhận mức lương 160 triệu nhân dân tệ (24,7 triệu USD) chỉ trong 77 ngày đóng “Thiến nữ u hồn” vào giai đoạn 2018 - 2019.
Trong khi thu nhập bình quân ở mức 32.189 nhân dân tệ (4.971 USD)/năm, công chúng Trung Quốc thực sự choáng váng vì không hiểu tại sao Trịnh Sảng lại được trả cát xê cao như vậy. Nữ diễn viên 9x có thể mua một căn nhà sau 2 ngày làm việc, còn những người dân bình thường phải mất đên 30 năm. Mức lương hàng năm của một nhân viên cổ cồn trắng còn không bằng những gì Trịnh Sảng kiếm được trong một giờ.
Trịnh Sảng đang là tâm điểm chú ý khi lộ cát xê cao ngất ngưởng. |
Trước sự phẫn nộ của dư luận, các cơ quan thuê Trung Quốc đã mở cuộc điều tra về nghi vấn trốn thuế của ngôi sao “Yêu em từ cái nhìn đầu tiên”. Đồng thời, các cơ quan quản lý điện ảnh và truyền hình tuyên bố sẽ thực thi các hạn chế đối với những khoản thanh toán quá cao trong ngành.
Trước Trịnh Sảng, năm 2018, Phạm Băng Băng bị cựu MC Thôi Vĩnh Nguyên vạch trần thủ đoạn sử dụng “hợp đồng âm dương” để ngụy trang cho khoản cát xê 60 triệu nhân dân tệ (9,3 triệu USD) trong một bộ phim thành 10 triệu nhân dân tệ (1,5 triệu USD).
Bê bối trốn thuế của Phạm gia buộc Tổng cục Quảng bá Phát thanh Truyền hình Quốc gia Trung Quốc thắt chặt quy định trả lương cho ngôi sao giải trí bằng các quy định mới vào năm 2018. Cụ thể, những người nổi tiếng được mời xuất hiện trong các bộ phim và chương trình truyền hình không được trả quá 40% chi phí sản xuất, trong đó diễn viên chính nhận cát xê ít hơn 70% tổng số lương.
Một tờ báo nổi tiếng thời điểm đó đã tuyên bố lạc quan rằng: “Kỷ nguyên lương 100 triệu nhân dân tệ đã kết thúc”.
Phạm Băng Băng "thân bại danh liệt" vì sử dụng "hợp đồng âm dương" để trốn thuế.
|
Tài năng có hạn, thu nhập cao
Phạm Băng Băng và Trịnh Sảng không phải là những người nổi tiếng duy nhất nhận được khoản thu nhập “trên trời”. Trong những năm gần đây, việc này đã trở thành một thông lệ trong giới giải trí.
SCMP nêu ví dụ trường hợp của Dương Mịch. Vào năm 2006, cô đóng vai phụ Quách Tương trong phim truyền hình “Thần điêu đại hiệp”. Danh tiếng chưa có, cô không được quyền thương lượng mức cát xê. Tuy nhiên, đến năm 2018, khi đóng vai chính trong “Người đàm phán”, cô nhận được 860.000 nhân dân tệ (132.880 USD) cho mỗi tập, theo tạp chí Chinese People.
Ngay cả khi chính quyền Trung Quốc hạn chế mức cát xê của người nổi tiếng vào năm 2018, người ta vẫn có nhiều cách để “lách luật”.
Những người trong ngành tiết lộ, cách phổ biển nhất là đăng ký thành lập công ty dưới danh nghĩa ngôi sao đó ở các khu vực có ưu đãi về chính sách thuế, như thành phố Khorgos (Tân Cương) được miễn thuế trong 5 năm. Ngoài ra, nghệ sĩ và nhà sản xuất thường sử dụng “hợp đồng âm dương” – một hợp đồng ghi mức lương thỏa thuận thật giữa hai bên và hợp đồng còn lại để báo cáo với cơ quan thuế.
Dương Mịch đang là một trong những diễn viên có giá trị thương mại cao nhất showbiz Hoa ngữ. |
Các nguồn thạo tin cho biết, lý do đằng sau những khoản thanh toán khổng lồ đó không phải do thực lực của diễn viên, mà đến từ thị trường “méo mó”, chỉ chú ý đến giá trị thương mại của người nổi tiếng, thay vì tài năng.
Theo đuổi lưu lượng bằng mọi giá
Một nhà sản xuất tại Bắc Kinh chia sẻ với SCMP rằng, mức lương cao là động lực để những ngôi sao giải trí thu hút người xem. Trong những năm gần đây, toàn bộ ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình Trung Quốc bị ám ảnh bởi số lượng người xem.
Theo nhà sản xuất, vào khoảng năm 2015, với sự phổ biến ngày càng rộng khắp của các chương trình thực tế và “văn hóa fandom (cộng đồng người hâm mộ)”, khái niệm “ngôi sao lưu lượng” – chỉ những người nổi tiếng có lượng người hâm mộ hùng hậu - được sử dụng nhiều trong showbiz Hoa ngữ.
Uông Hải Lâm, biên kịch nổi tiếng từng làm việc với Trịnh Sảng, cho biết trên Weibo, xu hướng này một phần được tạo ra khi các công ty công nghệ gia nhập ngành giải trí. Những năm qua, những “gã khổng lồ” công nghệ như Tencent hay Alibaba (công ty sở hữu từ SCMP) đã mua và sản xuất các chương trình trên nền tảng video của họ, từ đó cạnh tranh người truy cập và đăng ký sử dụng các nền tảng này.
Các nền tảng công nghệ đánh giá kịch bản chỉ dựa trên mức độ phổ biển, không quan tâm đến chất lượng. Họ thường chọn kịch bản chuyển thể từ những cuốn sách đã có sẵn lượng người hâm mộ lớn, được gọi là “Đại IP”. Sau đó, họ mời những ngôi sao lưu lượng tham gia bởi họ có thể tạo ra các cuộc thảo luận trực tuyến, từ đó tăng sức hút cho bộ phim hoặc show truyền hình.
“Chế độ này có nghĩa là không chuyên nghiệp hóa. Các ngôi sao này có lượng fan lớn nhưng không hề có kinh nghiệm diễn xuất, chẳng hạn như Lu Han, Hoàng Tử Thao hoặc Ngô Diệc Phạm. Họ thường được đào tạo trong các nhóm nhạc thần tượng”, ông Uông nói.
Các nhà sản xuất thích mời các ca sĩ thần tượng như Lu Han, Ngô Diệc Phàm hay Hoàng Tử Thao (từ trái qua) đóng phim vì họ có lượng người hâm mộ "khủng", trong khi khả năng diễn xuất luôn bị chê bai. |
Các công ty sản xuất mong đợi tác phẩm của họ có lượng người xem cao, đồng nghĩa sẽ thu hút các hợp đồng quảng cáo từ các thương hiệu. Theo ông Uông, độ nóng của tác phẩm đôi lúc không phải thật. Vì lợi nhuận, các nhà sản xuất có thể mua hoặc làm giả dữ liệu. Những lượt truy cập và chia sẻ có thể chỉ từ người hâm mộ, không phải từ công chúng yêu phim.
Cuộc đua thụt lùi
Do bị ám ảnh với lượng người xem, các nhà sản xuất sử dụng phần lớn chi phí sản xuất để mời các ngôi sao lưu lượng, kéo theo chất lượng chương trình bị giảm sút do thiếu tài năng diễn xuất. Việc đóng phim chưa bao giờ dễ hơn, các ngôi sao ngày một lười biếng, không hề dồn tâm huyết cho vai diễn.
MC nổi tiếng Kim Tinh gần đây khiến dư luận “dậy sóng” khi tiết lộ, một số diễn viên không thèm nhớ lời thoại. Khi quay phim, họ chỉ cần nhấp môi đếm số từ một đến bảy và lời thoại sẽ được thêm vào ở quá trình sản xuất hậu kỳ thông qua phương pháp lồng tiếng.
Ngoài ra, việc diễn viên chính vắng mặt tại phim trường không còn hiếm lạ. Angelababy liên tục bị công chúng “ném đá” trong bộ phim truyền hình “General and I” (Tình trong biển hận) vào năm 2017 vì lạm dụng thế thân. Cô thường xuyên vắng mặt trên phim trường do lịch trình bận rộn, buộc các phân cảnh do cô đóng phải chỉnh sửa hậu kỳ nhiều cho khớp với những đoạn sử dụng diễn viên đóng thế.
Angelababy bị công chúng chỉ trích vì liên tục sử dụng thế thân trong các cảnh phim "Tình trong biển hận".
|
Trong khi hiện tượng này tiếp diễn, ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình Trung Quốc không còn chỗ đứng cho các công ty sản xuất nhỏ, bởi họ không đủ kinh phí để thuê những ngôi sao nổi tiếng. Thị trường phim ở đất nước tỷ dân bị chi phối bởi những ngôi sao lưu lượng như Trịnh Sảng, còn các diễn viên ít tên tuổi hầu như không có cơ hội gây dựng sự nghiệp.
Nhân tài cuối đường hầm?
Nhà sản xuất ở Bắc Kinh chỉ ra, một số người trong ngành giải trí bắt đầu nhận ra xu hướng trên là không bền vững và đang “giết chết” nền điện ảnh và truyền hình nước nhà. Họ đang có những hành động chống lại nó.
Năm 2018, một nhóm các nền tảng video và công ty điện ảnh, bao gồm Youku và iQiyi, đã thống nhất quy định, một diễn viên không được trả quá 50 triệu nhân dân tệ (7,7 triệu USD) cho một bộ phim.
Những công ty và chương trình chú trọng chất lượng cũng đang nhận được phản hồi tích cực từ công chúng. Chẳng hạn như Daylight Entertainment, với hầu hết chương trình của họ đều được người xem đánh giá tốt. Những bộ phim truyền hình do công ty này sản xuất như “Lang Nha Bảng” và “Sơn Hải tình” có sự góp mặt của những diễn viên thực lực, nội dung hấp dẫn và được trang Douban chấm điểm cao, lên tới 9,4 điểm.
"Lang Nha Bảng" được công chúng đón nhận nhờ nội dung hấp dẫn, dàn diễn viên thực lực. |
“Những năm qua, chúng tôi đã trả cho một số người nổi tiếng khoản cát xê cao ngất ngưởng chỉ để cho ra những bộ phim rác rưởi, những chương trình kiếm ra tiền trong khi nội dung không hề chất lượng. Đất nước chúng tôi giàu có, nhưng nội dung văn hóa thì rất nghèo nàn… Chính phủ, xã hội và ngành công nghiệp này không sai, chính chúng tôi mới sai lầm”, biên kịch Uông nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao Lưu Diệc Phi không có ai theo đuổi khi còn đi học? Sau khi xem ảnh sinh viên, cư dân mạng cho rằng: Không xứng đáng
Con gái út nhà Quyền Linh khoe loạt ảnh đón mùa đông nhẹ nhàng, ái nữ đậm chất 'điện ảnh' khiến netizen mê mẩn
Hoa hậu đẹp nhất Châu Á 2009 lấy chồng Trung Quốc than thở: 'Tôi làm 2, 3 công việc'
Bị “tung tin” là người đồng tính, Lê Dương Bảo Lâm phản ứng ra sao?
Huyền Lizzie tung ảnh diện bikini, body hiện tại 'đỉnh nóc'
Cô được ví 'Marilyn Monroe của Hồng Kông', là người tình trong mộng của Lưu Đức Hoa và Thành Long, dù đã góa chồng 17 năm vẫn nhiều người si mê