Văn hóa

Thanh Hóa: Kỷ niệm 700 năm ngày mất nhà sử học Lê Văn Hưu

DNVN - Sáng ngày 21/4, tại xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất của nhà sử học Lê Văn Hưu và khánh thành di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lê Văn Hưu.

Agribank chi nhánh Nam Thanh Hóa nỗ lực thực hiện thành công "mục tiêu kép" / Đoàn công tác Nhật bản thăm và tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Thanh Hóa

Theo tài liệu lịch sử, nhà sử học Lê Văn Hưu sinh năm Canh Dần (1230) trong một dòng họ nổi tiếng ở làng Phủ Lý, nay là xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa). Từ thuở nhỏ, ông nổi tiếng là người thông minh, học giỏi. 17 tuổi ông thi đậu Bảng nhãn trong khoa thi đầu tiên của nhà Trần. Ông từng được giao nhiều chức vụ quan trọng của triều đình nhà Trần, như: Kiểm pháp quan, Hàn Lâm viện học sĩ kiêm quốc sử viện tu giám, làm phó quan cho Thượng tướng quân Trần Quang Khải.

Các đại biểu tham dự buổi lễ.

Các đại biểu tham dự buổi Lễ.

Lê Văn Hưu không chỉ là Bảng nhãn đầu tiên, còn là nhà sử học lỗi lạc đầu tiên của đất nước, nhà giáo, nhà chính trị, quân sự, nhà văn hóa lớn ở thế kỷ XIII - XIV. Ông đã để lại cho dân tộc ta những di sản quý báu, đóng góp to lớn vào kho tàng sử học của dân tộc, làm rạng rỡ nền văn hiến nước nhà và được nhà sử học Ngô Sĩ Liên kế thừa những thành tựu lớn lao của ông để phát huy, phát triển.
Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng nêu cao đến học vấn uyên thâm, đức độ hơn người của Nhà sử học Lê Văn Hưu; ông là biểu tượng gắn liền với truyền thống hiếu học không chỉ của người Thanh Hóa mà nhiều nơi trong cả nước. Ông Đầu Thanh Tùng nhấn mạnh: Tiến trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, suy đến cùng được bồi tụ từ sự xuất hiện và khẳng định tên tuổi, tài năng, đức độ của những người là nguyên khí của quốc gia. Trong đó, bằng tài năng, đức độ hơn người, Lê Văn Hưu đã ghi tên mình vào “bảng vàng” danh nhân văn hóa Việt Nam. Đồng thời, trở thành niềm tự hào của mảnh đất Thanh Hóa giàu truyền thống lịch sử, văn hóa.
Chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất nhà sử học Lê Văn Hưu

Chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất nhà sử học Lê Văn Hưu

Sau diễn văn kỷ niệm là chương trình nghệ thuật với chủ đề “Lê Văn Hưu - Người khởi dựng quốc sử Việt Nam”, gồm 3 chương: “Địa linh sinh thành trang tuấn kiệt”; “Đại Việt sử ký mở đường cho quốc sử Việt Nam”; “Tiếp nối những trang sử vàng làm rạng danh dân tộc”.
Cắt băng khánh thành Đền thờ Lê Văn Hưu.

Cắt băng khánh thành Đền thờ Lê Văn Hưu.

 

Cũng trong sáng 21/4, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ khánh thành Đền thờ Lê Văn Hưu và dâng hương tại Di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lê Văn Hưu. Công trình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1990 và đã xuống cấp nghiêm trọng.
Quang Minh
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm