Văn hóa

Việt Nam qua góc nhìn của 5 hoạ sĩ nổi tiếng trường Mỹ thuật Đông Dương

Trong những năm gần đây, giới mỹ thuật Việt Nam nhận được sự chú ý của thế giới nhiều hơn. Các tác phẩm tranh trở nên có giá trị cao và nhiều nghệ sĩ tài năng - những viên ngọc quý của nền nghệ thuật Việt Nam được công nhận.

Khoe chiếc vòng hơn 2 tỷ đồng được mẹ đẻ tặng 20 năm trước, Hằng Túi bị dân mạng xúm vào mỉa mai "chém gió" / BTV của VTV nhập vai “hot boy tài chính” truyền cảm hứng làm giàu, ngồi nhà lên sàn kiếm tiền 2 năm tậu 4 chiếc ô tô như thật

Tác phẩm của các hoạ sĩ Việt Nam bắt đầu thu hút khán giả quốc tế từ năm 1986, khi đất nước mở cửa kinh tế.Nhiều tác phẩm tuyệt vời nhất nằmtrongmột số bộ sưu tập tư nhân của Pháp.

Mặc dù sự quan tâm đến Nghệ thuật Việt Nam trong suốt ba thập kỷ ban đầu chỉ được các nhà sưu tập quốc tế duy trì, nhưng sự đánh giá cao đó đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây.Đặc biệt là những tác phẩm thể hiện vẻ đẹp, hình ảnh bình dị của con người, quê hương Việt Nam của các hoạ sĩ nổi tiếng như Mai Trung Thứ, Tô Ngọc Vân, Lê Phổ, Nguyễn Gia Trí và Phạm Hậu.

MaiTrung Thứ (1906-1980)

Tuổi thơ ở An Dương là nguồn cảm hứng bất tận cho Mai Trung Thứ, người nổi tiếng với những bức tranh minh họa đầy mê hoặc về con người ViệtNamvà nền văn hóa năng động.

Bức tranh "Trẻ tắm" của Mai Trung Thứ.
Bức tranh "Trẻ tắm" của Mai Trung Thứ.

Mai Trung Thứ đã phát triển phong cách tranh lụa nổi tiếng của mình dưới sự hướng dẫn của các nghệ sĩ Pháp như Joseph Inguimberty và Victor Tardieu. Các nét vẽ và màu sắc tươi sángcủa Mai Trung Thứgợi nhớ đến các nghệ sĩ hậu Ấn tượng, như Matisse, vì ông thường xếp các đường nét mềm mại của các chủ thể trong tranh của mình, làm cho chúng mang một vẻ đẹp kết cấu mềm mại.

Mặc dù sống ở Paris từ năm 1937, Mai Trung Thứ vẫn được hướng dẫn bởi tình yêu nước, thứ đã ảnh hưởng đến việc thử nghiệm của ông với các truyền thống nghệ thuật đa văn hóa, chẳng hạn như pha trộn kỹ thuật hội họa truyền thống của Việt Nam với sự nhạy cảm của trường phái của Fauvists đối với màu sắc.

“Trẻ tắm”là tác phẩm thành công trong sáng tạo của Mai Trung Thứ.Cảnh lũ trẻ nô đùa bên dòng sông cho thấy một thiên đường bình dị. Mai Trung Thu với những cảm xúc đầy cuốn hút, dành thời gian tỉ mỉ tôđiểmkhuôn mặt của từng đứa trẻ bằng những biểu cảm mà ẩn sau đó là cả một câu chuyện. Đó là những ngày tháng vô tư của sự ngây thơ trong sáng, được thể hiện một cách hoàn hảo bởi nghệ sĩ với những minh họa chi tiết về sự lém lỉnh, lãng mạn và hoài niệm về thời thơ ấu.

Với tác phẩm rực rỡ này, một sự pha trộn hoàn hảo giữa kỹ thuật vẽ lụa tỉ mỉ và những ký ức đẹp đẽ về thời thơ ấu quê hương, người nghệ sĩ đã truyền tải được tình yêu vĩnh cửu của mình đối với Việt Nam.

Tô Ngọc Vân (1906-1954)

Là món bảo vật tinh tế của mỹ thuật Việt Nam đương đại, "Lá thư" của Tô Ngọc Văn là một tuyệt tác trưng bày được cái nhìn sắc sảo của vị“nhạc trưởng”này. Ông là một phần của thế hệ đầu tiên các nghệ sĩ Việt Nam hiện đại, thúc đẩy một phong cách dựa trên ý thức về chủ nghĩa hiện thực châu Âu nhưng lại bắt nguồn từ đặc tính của con người Việt Nam.

 

Bức hoạ "Lá thư" của Tô Ngọc Vân.
Bức hoạ "Lá thư" của Tô Ngọc Vân.

“Lá thư”mở ra khung cảnh gia đình thân mật; một đứa trẻ được bao quanh bởi hai người phụ nữ, một người đọc bức thư được gửi về từ, có lẽ, một người thân yêu ở xa. Đằng xa là một cây hoa anh đào đang nở rộ, báo hiệu mùa xuân về, trùng hợp ngẫu nhiên cũng là thời điểm đứa bé chào đời.

Bức tranh là một tác phẩm hiếm hoi của tác giả Tô Ngọc Vân vẫn giữ được nét cổ điển châu Âuvốnchỉ có trong các tác phẩm trước đây của ông.“Lá thư”miêu tả một nét thơ mộng về cuộc sống Việt Nam từ góc nhìn phương Tây,chia sẻ một hồi ức đầy hoài niệm về sự hồn nhiên không khoa trương của đứa trẻ và mong muốn bảo vệ nó của người mẹ.

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của bứctranhlà bố cục bắt mắt, khác biệt. Các bức tranh của Tô Ngọc Vân thường được phân biệt bằng một sự bất đối xứng độc đáo chứng minh sự tinh tế và cá tính của ông.

Xuyên suốt quá trình hiện đại hoá và sự gia tăng tiếp xúc với những truyền thống của phương Tây, việc TôNgọc Vânđưa hình tượng phương Đông vào các tác phẩm của mình đã chứng tỏ lòng trung thành nhiệt tình của người nghệ sĩ đối với cội nguồn đất Việt của ông.

Lê Phổ (1907-2001)

Bức tranh “Tĩnh vật” đánh dấu đỉnh cao tinh tế trong nghệ thuật của Lê Phổ, cũng như việc ông theo đuổi để nắm bắt vẻ đẹp thuần khiết trong thế giới tự nhiên. Sinh năm 1907, Lê Phổ chuyển đến Pháp năm 1937, và chính tại đó, các tác phẩm của Pierre Bonnard đã mở ra một cảnh giới ánh sáng và màu sắc mới cho Lê Phổ.

 

Bức tranh "Tĩnh vật" của Lê Phổ.
Bức tranh "Tĩnh vật" của Lê Phổ.

Điều này đã thắp sáng ngọn lửa trong người nghệ sĩ, thúc đẩy ông thử nghiệm những đặc tính óng ánh của ánh sáng và màu sắc. Tác phẩm của ông là một bước ngoặt cấp tiến khỏi truyền thống, và ông trở thành người tiên phong trong việc thiết lập một dòng chảy mới cho nghệ thuật Việt Nam đương đại.

Tác phẩm này là minh chứng cho sự say mê của Lê Phổ đối với quan niệm về hình thức, kết cấu và sự quyến rũ của trường phái Ấn tượng Pháp. Bức tranh toả ra sự ấm áp vàng rụm, khi những nét cọ ngẫu nhiên của người hoạ sĩ vuốt ve hình dáng uyển chuyển của trái cây và rau củ. Với tấm vải trắng họa tiết hoa, Lê Phổ phá bỏ các quy ước về phối cảnh, nâng cao sự phức tạp của màu sắc và bố cục bằng cách làm phẳng các đối tượng được miêu tả.

Phương pháp để khám phá thiên nhiên này của Lê Phổ học theo những kỹ thuật hình ảnh của châu Âu và Việt Nam. Trong bức tranh tĩnh vật đầy tráng lệ này, sự mê hoặc của sơn dầu đã trở thành một phương tiện dễ dàng nhào nặn trong đôi bàn tay bậc thầy của nghệ sĩ khi cọ sơn của ông lướt qua từng inch của vải bạt với một niềm đam mê.

Nguyễn Gia Trí (1909-1993)

Đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, sức hấp dẫn của những bức tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí nằm trong sự thử nghiệm nhuần nhuyễn và khéo léo của ông với các loại hình nghệ thuật truyền thống.

 

"Phong cảnh" của Nguyễn Gia Trí.
"Phong cảnh" của Nguyễn Gia Trí.

Vào giữa những năm 1930, Nguyễn Gia Trí đã tự khẳng định mình là một trong những hoạ sĩ bậc nhất, đặc biệt bởi khả năng kết hợp mang tính cách mạng giữa các phương pháp tiếp cận tranh sơn mài của Pháp và Việt Nam.

Trong nửa đầu thế kỷ 20, làn sóng chủ nghĩa dân tộc tự do lan rộng khắp Việt Nam, và các nghệ sĩ tham gia kháng chiến với số lượng lớn. Thời điểm này cũng là thời kỳ hoàng kim của Nguyễn Gia Trí, các tác phẩm được thực hiện trong giai đoạn 1937-1945 thể hiện tinh thần yêu nước và tình yêu đất nước vô bờ bến của người nghệ sĩ.

Những tác phẩm thời kỳ vàng son của ông miêu tả những khung cảnh đẹp như tranh vẽ về phong cảnh, làng mạc và gia đình Việt Nam, tất cả đều có khả năng đưa người xem đến những khoảnh khắc bình yên vô tận.

Tác phẩm “Phong cảnh” là một kiệt tác đầy mê hoặc và giàu cảm xúc từ thời kỳ vàng son của Nguyễn Gia Trí. Nó cho thấy những bờ sông, những ngọn đồi ẩn hiện sau những đám mây mù, và một vùng quê bình dị thơ mộng. Không có dấu vết của nền văn minh, không có phức tạp do xã hội mang lại, và không có hỗn loạn của chiến tranh.

Những nét vẽ đặc biệt của người nghệ sĩ vẽ bầu trời với màu vàng óng ánh, gợi nên một kiệt tác của sự uyển chuyển siêu việt. Không nản lòng trước khung cảnh tối tăm, một cái cây chìm trong một vòng sáng rực rỡ - có lẽ là biểu tượng của sự kiên cường hoặc là biểu tượng cho tình yêu kiên định của người nghệ sĩ đối với quê hương của mình.

 

Kiệt tác hiếm có về phong cảnh sơn thủy hữu tình này thực sự là một bức thư tình gửi đến Việt Nam về tuổi trẻ bình dị Nguyễn Gia Trí.

Phạm Hậu (1903-1995)

Phạm Hậu là một bậc thầy về nghệ thuật sơn mài. Ông không chỉ tạo ranhững tác phẩm lớn,mà cònđưa danh tiếng nghệ thuật sơn mài Việt Nam vượt ra ngoài biên giới.

Chiếc tủ sơn mài đặc biệt củaPhạm Hậu.
Chiếc tủ sơn mài đặc biệt củaPhạm Hậu.

Ông là một trong những nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên đưa tranh sơn mài vào đồ nội thất và trưng bày tác phẩm của mình tại xưởng ở làng Đông Ngạc.Trongkho tàng đồ sộcủa ôngkhông chỉ có tranh sơn mài với các tác phẩm chính như:“Gió mùa hạ”,“Một gia đình trong cánh rừng”,“Cảnh chùa Tây Phương”,…mà còn có rất nhiều tác phẩm ứng dụng bằng chất liệu sơn mài.

Tiêu biểu là chiếc tủ với đường nét sơn mài tinh tế cho thấy khả năng đưa một vật thể tầm thường lên đỉnh cao của sự thể hiện mang đầy tính thơ. Những khung cảnh đời thường ở Việt Nam đã mang đến cho Phạm Hậu nhiều cảm hứng. Trên những khung cửa tủ này, bè lá chuối ôm gọn khung cảnh, dần tách ra để hé lộ một quang cảnh mở rộng về phương trời xa, thanh tao tựa như bước chân vào một thế giới viễn tưởng hoàn hảo.

 

Sự tổng hợp của Phạm Hậu về các kỹ thuật phương Tây và cả những nguyên tắc Việt Nam ở đây được thể hiện rõ nét, vẽ nên một câu chuyện năng động đồng thời cũng tạo được chiều sâu và mở rộng không gian bên trong khung tranh để mang lại cho người xem một góc nhìn phi thường.

Sự chú ý tinh tế của Phạm Hậu đến chi tiết và kỹ năng học thuật cho phép chúng ta có được khoảnh khắc tĩnh mịch này, lấp đầy tầm mắt với vùng nông thôn điền viên của Việt Nam và tất cả sự lộng lẫy của nó.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm