Sau tê giác, tê tê là loài sắp bị tuyệt chủng tại Việt Nam
Tam quốc diễn nghĩa: Điều ít biết về người anh trai tài năng không hề thua kém Gia Cát Lượng / Nhân vật "ẩn thân" giấu mình giỏi nhất Tam Quốc chính là người lợi hại nhất
Tại Việt Nam, theo thông tin từ Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã, tê tê Việt Nam đang tiến gần hơn nữa đến bờ vực tuyệt chủng.
Đối diện nguy cơ
Theo thông tin từ Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã (Save Vietnam’s Wildlife -SVW), loài tê tê ở Việt Nam đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng cao nhất do áp lực săn bắt và buôn bán phục vụ nhu cầu của con người.
Với giá từ 7-10 triệu đồng/kg từ các thương lái, tê tê trở thành đối tượng động vật hoang dã bịsăn lùng nhiều nhất ở Việt Nam. Các nghiên cứu khoa học bằng bẫy ảnh ở Việt Nam cho thấy hiện loài tê tê Java chỉ còn phân bố tại một vài khu bảo tồn với số lượng vài ngàn cá thể, chủ yếu được tái thả sau khi được cứu hộ từ buôn bán trái phép. Loài tê tê Vàng không còn ghi nhận được bằng bẫy ảnh trong vòng 20 năm trở lại đây, và hiện có duy nhất 7 con trong trung tâm cứu hộ.
“Vì vậy, nếu không có các hoạt động bảo tồn mạnh mẽ và hiệu quả, Việt Nam sẽ đối diện với nguy cơ cả 2 loài tê tê sẽ bị tuyệt chủng trong 10 năm tới” - Save Vietnam’s Wildlife cảnh báo.
“Từ năm 2010, tê giác một sừng đã tuyệt chủng tại Việt Nam. Nếu không hành động, mười năm sau nữa có thể tê tê cũng biết mất vĩnh viễn khỏi đất nước này” - Save Vietnam’s Wildlife dự đoán.
Không chỉ tê giác, tê tê mà nhiều loài động vật khác như hổ, sao la, báo gấm, báo hoa mai cũng đã tuyệt chủng hoặc không còn khả năng phục hồi ngoài tự nhiên, để lại nhiều khu rừng ở việt nam là rừng lặng, ít tiếng thú, ít tiếng chim.
Nỗ lực bảo vệ
Hiện nay, tê tê là một trong những động vật hoang dã được pháp luật bảo vệ ở mức cao nhất tại Việt Nam. Hai loài Tê tê phân bố tại Việt Nam đều có tên trong danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013.
Theo Bộ luật hình sự mới, từ 1/7/2016, mức hình phạt cao nhất đối với cá nhân vi phạm luật về bảo vệ loài hoang dã gồm hành vi buôn bán, săn bắt tê tê là phạt tù 15 năm và 2 tỷ đồng tiền phạt. Đối với các tổ chức thương mại là 15 tỷ đồng tiền phạt và bị đình chỉ hoạt động kinh doanh vĩnh viễn.
Ngoài ra, những quy định tại nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ và hoạt động xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm được quy định tại cũng phần nào giúp tê tê nói riêngvà động vật hoang dã nói chung được bảo vệ khỏi sự săn bắt và mua bán trái phép.
Mới đây, Bộ Tài nguyên và môi trường có công văn số 379/BTNMT-TCMT đề nghị các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh kiểm soát việc buôn bán, tiêu thụ các loài động vật hoang dã nguy cấp nhằm bảo vệ loài tê tê khỏi sự tuyệt chủng
Dự kiến hơn 85 tỷ đồng sẽ được đầu tư cho công tác bảo tồn các loài tê tê ở Việt Nam theo “Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài tê tê ở Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030” được trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại việt nam (SVW) đề xuất xây dựng với sự chủ trì của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng sự tham gia của nhiều cơ quan ban ngành và đã đạt được sự đồng thuận cao, chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các tổ chức quốc tế cũng như Chính phủ Việt Nam đã và đang ra sức ngăn chặn sự suy giảm số lượng tê tê trong tự nhiên và giảm nguy cơ tuyệt chủng do vấn nạn săn trộm và buôn bán trái phép cũng như nạn khai thác quá mức. Nhưng cái gốc của vấn đề là ở người tiêu dùng và nhu cầu tiêu thụ, nếu không có người mua thì không còn người bán, không có nhu cầu thì nguồn cung sẽ mất.
Save Vietnam’s Wildlife kêu gọi: Trong khi cả thế giới đang nỗ lực giúp những con vật đáng thương này không bị tuyệt chủng và còn cơ hội để ở lại trong tự nhiên, mỗi người hãy cam kết cùng hành động: Không ăn thịt, không sử dụng tê tê. Hãy nghĩ đến sức khỏe của chính mình và người thân trước những nguy cơ bệnh dịch chết người từ việc sử dụng và tiêu thụ động vật hoang dã đã và đang bùng phát khắp nơi trên toàn cầu. Không tiếp tay cho buôn bán bằng cách tố giác hành vi mua bán trái phép thông qua đường dây nóng cứu hộ và bảo vệ tê tê gồm Trung tâm SVW 0978 331 441, ENV: 18001522; đồng thời tuyên truyền, chia sẽ thông điệp bảo vệ loài động vật hoang dã này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh