VCSC: Tổng giá trị tài sản tồn đọng của Sacombank khoảng 97.000 tỷ đồng
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa có báo cáo đánh giá về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
VCSC dự báo lợi nhuận năm 2018 của Sacombank đạt 1.900 tỷ đồng, tăng 65% so với năm 2017 trong khi ban lãnh đạo ngân hàng này đề ra mục tiêu 1.800 tỷ đồng, chủ yếu do giảm tỷ lệ chi phí/thu nhập. Tuy nhiên, theo VCSC, con số lợi nhuận trên vẫn chưa đủ để hỗ trợ dự phòng cho tài sản tồn đọng.
Sacombank cho biết đến cuối năm 2017 đã giải quyết được 19.700 tỷ đồng nhưng điều này đã không được phản ánh vào kết quả lợi nhuận quý I/2108.
“Tuy việc xử lý nợ xấu năm 2017 đã đẩy nhanh chu kỳ phục hồi nhưng thị trường mua bán nợ chưa chưa sôi nổi và đặc biệt khi các quy định về sở hữu đất còn phức tạp. Chúng tôi ước tính tổng giá trị tài sản tồn đọng tính đến cuối quý I/2018 đạt 97.000 tỷ đồng so với 100.000 tỷ đồng năm 2017”, VCSC cho hay.
Về tăng trưởng tín dụng, VCSC cho rằng với việc tập trung mạnh vào giảm nợ xấu trong năm 2018, Sacombank sẽ không tích cực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng để tránh nợ xấu tăng.
VCSC nhận định, thu nhập phí của Sacombank có triển vọng tích cực nhờ cải thiện hoạt động ngân hàng số và hợp đồng bancassurance độc quyền thời hạn 20 năm với Dai-ichi.
“Thu nhập phí thuần chiếm 23% tổng thu nhập từ hoạt động trong quý I/2018 (so với 17% năm 2017, không tính các khoản bất thường). Tuy con số này được tính trên mức cơ sở thấp của thu nhập lãi thuần, chúng tôi cho rằng thương hiệu và cơ sở khách hàng bán lẻ của Sacombank cho phép ngân hàng tiếp tục phát triển thu nhập phí vì tỷ lệ thâm nhập trên thị trường còn thấp”, VCSC nêu quan điểm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Sao Thái Dương vinh dự đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc