Hỗ trợ doanh nghiệp

Vì sao Philips có thể phát triển trong khi BlackBerry và Nokia lại chết?

Sự thành công của Philips là một điển hình về sự thành công của một tập đoàn công nghiệp hàng đầu thế giới với công nghệ tiến tiến, đã từng trải thời kì tái cơ cấu khó khăn và tìm một hướng đi chiến lược để luôn đổi mới và thành công.

Năm 1978, trong một phòng họp gần Hồ Geneva, một nhóm các nhà phát minh của Philips đã phát minh ra một thiết bị đã tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp giải trí 30 năm sau đó. Với tên “Pinkeltje” theo tên của một thần lùn giữ của trong truyện cổ tích của Hà Lan, chiếc đĩa CD đầu tiên trên thế giới đã ra đời.

Sau 122 hình thành và phát triển, Philips đã xây dựng được thương hiệu uy tín cho mình trên toàn thế giới nhờ có những chiến lược đổi mới liên tục.

Sau 122 năm phát triển, Philips đã xây dựng được thương hiệu là nhà sản xuất bóng đèn lớn nhất thế giới với hơn 120.000 nhân viên làm việc ở 60 quốc gia. Tuy nhiên, để tồn tại trong giai đoạn kinh tế thế giới khó khăn, Philips luôn phải đưa ra những cải cách chiến lược quan trọng.

Tháng 5/2013, Koninklijke Philips Electronics N.V. quyết định bỏ chữ “Electrics” trong tên chính thức của tập đoàn. Đây được coi là một trong những bước cải cách chiến lược của Philips, một trong những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng nhất châu Âu.

Dưới áp lực suy giảm lợi nhuận và sự cạnh tranh khốc liệt từ châu Á, nhà sản xuất của Hà Lan đã quyết tâm chuyển dịch trọng tâm sang ngành y tế chất lượng cao, hệ thống chiếu sáng hiện đại và đáp ứng nhu cầu cao về chăm sóc sức khỏe của tầng lớp trung lưu gia tăng trên thế giới hiện nay.

Bên cạnh đó, Philips cũng tung ra một loạt các sản phẩm mới tại thị trường châu Á như bàn chải đánh răng và máy cạo râu điện ở Nhật Bản và Trung Quốc, máy lọc không khí ở Trung Quốc và Singapore.

Theo các nhà phân tích, chiến dịch “thay máu” của Philips đang phát huy hiệu quả. Lợi nhuận của tập đoàn tăng lên cho dù khu vực eurozone liên tục trải qua các cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công gần đây. Thậm chí, môi trường kinh doanh đầy rủi ro cũng khiến những tập đoàn công nghệ cao như Nokia của Phần Lan hay BlackBerry của Canada bị chao đảo.

Cuối tháng trước, Philips thông báo lợi nhuận quý 3 tăng gấp ba lần lợi nhuận cùng kỳ năm 2012 lên 282 triệu euros (tương đương 380 triệu USD). Trong đó, hơn 2/3 lợi nhuận là từ dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tại những thị trường mới nổi nơi có nhiều đối thủ cạnh tranh của Philips.

Marc Schauten của đại học Kinh tế Erasmus ở Rotterdam nhận định: Công ty thành công là nhờ “họ đã chuyển dịch sang lĩnh vực mà họ chiếm ưu thế cạnh tranh. Cùng với đó họ còn thu hút được sự tham gia của khách hàng trong việc phát triển sản phẩm. Quan trọng hơn, độ tin cậy và chất lượng cao của sản phẩm đã giúp họ tạo nên những bước đột phá quan trọng”.

Còn theo nhà phân tích Tom Muller của ngân hàng Theodoor Gilissen ở Amsterdam, “Đây là quyết định khó khăn nhưng cần thiết của Phillips khi từ bỏ thị trường điện tử tiêu dùng do sự cạnh tranh khốc liệt với các nhà sản xuất của thị trường châu Á”.

Thậm chí những ông lớn của châu Á như các hãng Sony, Panasonic, và Sharp của Nhật Bản cũng đang trải qua thời kì tái cơ cấu quan trọng để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh truyền hình không mấy thuận lợi như hiện nay.

Dịch vụ y tế chính là trọng tâm cải cách của Philips lần này, chiếm khoảng 43% lượng vốn đầu tư. Nhờ đó mà lợi nhuận của công ty đều tăng trong những năm qua, từ 6,6 tỷ euros (tương đương khoảng 8,8 tỷ USD) năm 2007 lên 9,9 tỷ euros (tương đương khoảng 13,27 tỷ USD) năm 2012. Đây thực sự là một con số ấn tượng. Wiebo Vaartjes, Giám đốc điều hành của Philips, cho biết: “Chúng tôi là một thương hiệu của sự đổi mới. Và chúng tôi sẽ liên tục đổi mới ở một loạt các lĩnh vực khác nhau”.

Dương Hương
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo