Hỗ trợ doanh nghiệp

Việt Nam nhập mạnh từ Trung Quốc nhưng hàng xuất giảm

Con số nhập siêu từ Trung Quốc tiếp tục tăng trong 9 tháng đầu năm, ngược lại hàng xuất khẩu lại giảm mạnh.

Lệ thuộc thị trường Trung Quốc nhiều sản phẩm nông sản trong đó có sắn của Việt Nam bị ứ đọng khi thương lái ngừng mua

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến hết tháng 9, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đạt gần 31,27 tỷ USD, chiếm hơn 29% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Đáng chú ý, có 7 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã đạt trị giá trên một tỷ USD gồm: Máy móc, thiết bị, điện thoại, máy vi tính...

Như vậy, trong 9 tháng qua, Việt Nam đã nhập siêu từ Trung Quốc 20,17 tỷ USD.

Ngược lại, xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc trong 9 tháng đạt gần 11,1 tỷ USD, chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trước đó đánh giá của Bộ Công thương cho thấy, trong 3 năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng trung bình hàng năm khoảng 800 triệu USD, nhưng nhập khẩu tăng khoảng 3-3,5 tỉ USD/năm từ thị trường này.

Theo Bộ Công thương, trung bình mỗi tháng kim ngạch nhập siêu là 2,16 tỉ USD/tháng.

Với đà tăng trưởng ổn định như những tháng vừa qua, cộng với nhu cầu tiêu dùng thường tăng trong những tháng cuối năm (nhất là thời điểm này có nhiều ngày nghỉ và ngày lễ dài) sẽ dẫn đến kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Trung Quốc tăng mạnh, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu trong năm 2014 sẽ chạm mốc 40 tỉ USD, trung bình trong 4 tháng cuối năm mỗi tháng kim ngạch nhập khẩu đạt 3,23 tỉ USD/tháng.

Theo đánh giá của Bộ Công thương, Trung Quốc là một trong những nước mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất, xu hướng nhập siêu tăng mạnh và sự lệ thuộc ngày càng nhiều.

Nguyên nhân được Bộ này chỉ ra là do giá cả hàng hóa của Trung Quốc thông thường là rẻ so với các quốc gia khác, thậm chí còn rẻ hơn nhiều so với hàng hóa sản xuất trong nước.

Bên cạnh đó, hai nước có chung đường biên giới dài, tại các vùng biên giới xuất nhập khẩu tiểu ngạch phát triển, người dân qua lại mua bán thuận tiện, mua bán bằng tiền của cả hai nước, mặt hàng phong phú, đa dạng, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng.

"Các doanh nghiệp Trung Quốc dùng thủ thuật tiếp thị, bỏ thầu giá thấp các công trình tổng thầu rồi dây dưa kéo dài để điều chỉnh giá, vốn đầu tư và cung cấp các thiết bị không đúng yêu cầu.

Trung Quốc luôn có chiến lược khoa học, mục tiêu rõ ràng và tổ chức bài bản chặt chẽ trong quan hệ thương mại với các đối tác. Trong khi đó chúng ta thường bị động, lúng túng đối phó thiếu tầm chiến lược và chưa tạo ra tiếng nói chung từ các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân", báo cáo Bộ Công thương nêu rõ.

Đất Việt
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo