Viglacera nhóm lò khởi động trở lại nhà máy kính nổi tại Bình Dương
(dautu) Nhà máy Kính nổi Viglacera được Tổng công ty Viglacera đầu tư xây dựng năm 1999 trên mặt bằng 15ha tại khu sản xuất Tân Đông Hiệp, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương, với tổng công suất 350 tấn kính thành phẩm/ngày, chính thức đưa vào vận hành năm 2002.
Tuy nhiên, sau hơn 10 năm hoạt động, Nhà máy phải tiếp tục đầu tư mở rộng nâng công suất Nhà máy cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng đòi hỏi của thị trường.
Ông Nguyễn Minh Khoa, Giám đốc Công ty Kính nổi Viglaceracho rằng, việc đầu tư cải tạo lại Nhà máy sản xuất kính nổi Viglacera, áp dụng những giải pháp kỹ thuật mới của các hãng sản xuất kính tiên tiến trên thế giới sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm lên số 1 Việt Nam, giúp Công ty Kính nổi Viglacera cạnh tranh tốt hơn trên thị trường trong nước và quốc tế.
Dây chuyền sản xuất kính nổi của Viglacera sau đầu tư, cải tạo có công suất hơn 420 tấn kính thành phẩm/ngày, sản phẩm đạt chất lượng Châu Âu: EN 572-2:2004, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng phôi kính sản xuất kính tiết kiệm năng lượng (Low-E), kính mỏng sử dụng trong công nghiệp chế tạo pin mặt trời...
Nhà máy Kính nổi Viglacera được đầu tư dây chuyền, công nghệ hiện đại
Đặc biệt, với dây chuyền công nghệ hiện đại, áp dụng các giải pháp kỹ thuật đã giảm tiêu hao nhiên liệu khoảng 20% so với trước khi cải tạo, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đồng thời giảm khí thải ra môi trường;
Đây sẽ là giai đoạn khởi đầu nằm trong chương trình phát triển sản phẩm kính tiết kiệm năng lượng cũng như đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển vật liệu xây dựng “Xanh” của Viglacera.
Hải Yến
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm 2024
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc